Dự thảo báo cáo UPR chu kỳ IV sẽ được tiếp tục hoàn thiện và tham vấn các bên liên quan trong thời gian tới trước khi được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và gửi Hội đồng Nhân quyền vào cuối tháng 1/2024.
“Con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển”
Thời gian qua, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều chuyển biến tích cực trong cải thiện chỉ số phát triển con người. Từ quốc gia có chỉ số phát triển con người ở mức thấp vào đầu những năm 1990, Việt Nam đã trở thành nước có chỉ số phát triển con người ở mức cao năm 2019.
Với mục tiêu cải thiện chỉ số phát triển con người, hướng tới thuộc nhóm nước có chỉ số cao ở Đông Nam Á, thời gian tới Việt Nam cần có các giải pháp, chính sách phù hợp hơn nữa, trong đó đặc biệt coi “con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển” như tại Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030”
Theo thống kê của Liên hợp quốc, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng gần 46% trong 30 năm qua, nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng cao nhất thế giới. Tỷ lệ biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 là 97,85% và tỷ lệ biết chữ độ trong độ tuổi từ 15 - 35 là 99,3%. Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đã đạt 73,6 năm (năm 2021). Trong 10 năm qua (2010 - 2020), tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng trưởng bình quân gần 6%; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp hơn hai lần; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% xuống dưới 3%. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tăng nhanh từ 60,9% dân số lên 90,7%.
Ảnh minh hoạĐây là nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong một giai đoạn đầy biến động của thế giới với nhiều thách nổi lên như đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, an ninh lương thực, xung đột vũ trang ảnh hưởng lâu dài về mọi mặt đến đời sống kinh tế - xã hội, thậm chí đẩy lùi quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại nhiều quốc gia và đặt ra những trở ngại chưa từng có đối với việc đảm bảo các quyền con người cơ bản.
Sự tham gia tích cực của Đoàn Việt Nam tại Khóa họp 54 của Hội đồng Nhân quyền, nổi bật là việc đưa ra 2 sáng kiến xây dựng Phát biểu chung và tổ chức tọa đàm quốc tế nêu trên cũng như đồng bảo trợ nhiều sáng kiến, đã thể hiện rõ nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.
Nỗ lực triển khai các khuyến nghị UPR
Đăc biệt, Dự thảo báo cáo UPR chu kỳ IV đang được Việt Nam tiếp tục hoàn thiện và tham vấn các bên liên quan trong thời gian tới trước khi được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và gửi Hội đồng Nhân quyền vào cuối tháng 1/2024.
Trong khoảng thời gian vừa qua, Việt Nam đã hết sức nỗ lực triển khai các khuyến nghị UPR chu kỳ III được chấp thuận, đặc biệt trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, giảm nghèo đa chiều bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và đảm bảo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. Những kết quả này đã được các nước, các tổ chức quốc tế và các cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc đánh giá cao.
Việt Nam rất coi trọng tiến trình UPR và luôn bảo đảm sự tham gia của tất cả các bên liên quan trên nguyên tắc minh bạch, hợp tác, đối thoại thực chất và xây dựng. Đồng thời, tiến trình UPR không chỉ là cơ hội để rà soát tiến độ thực hiện các khuyến nghị, đánh giá các thành tựu mà quan trọng là xác định những lĩnh vực cần được cải thiện, rút ra những bài học kinh nghiệm.
Đăng thảo luận