(Dân trí) - Các thuyết minh viên là những người thay gia đình Bác Hồ tiếp khách. Với khả năng ngoại ngữ ngày càng hoàn thiện, họ tự tin đón khách quốc tế khi về thăm quê Bác.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第1张

Học thêm ngoại ngữ, chủ động phục vụ du khách quốc tế

Những ngày tháng 5, dòng người đổ về Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) đông hơn. Du khách từ mọi miền Tổ quốc trở về đây để thăm "quê hương nghĩa nặng, tình cao" - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và trải qua những năm tháng ấu thơ.

Trong dòng người trở về với "quê chung" hôm nay có nhiều du khách không cùng màu da, tiếng nói, đến từ những đất nước khác nhau, nhưng đều chung niềm kính yêu vô hạn đối với vị Cha già của dân tộc.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第2张

Đoàn du khách Cộng hòa liên bang Nga thăm khu di tích Kim Liên (Ảnh: Hưng Nguyên).

Về với Kim Liên, du khách quốc tế mong muốn được hiểu hơn về một con người bình dị mà cao quý, một vị Chủ tịch nước nhưng gần gũi, thân thuộc với nhân dân, một người sẵn sàng bỏ mọi niềm riêng tư với chỉ một mục tiêu duy nhất "độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân".

Theo ông Nguyễn Bảo Tuấn, Giám đốc Khu di tích Kim Liên, trung bình mỗi năm, Khu di tích đón tiếp hơn 2 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 60.000 du khách quốc tế, chủ yếu đến từ các nước Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan... Du khách nước ngoài đến thăm Khu di tích Kim Liên tăng dần theo từng năm, nhiều người đã quay lại lần thứ 2, thứ 3.

Điều đặc biệt, những du khách quốc tế được nghe thuyết minh về những điều thân thuộc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những vật dụng gắn với sinh hoạt và người thân trong gia đình hay tình cảm của Bác với quê hương Làng Sen, bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Lào mà không cần sử dụng đến phiên dịch.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第2张

Du khách về thăm quê Bác tại làng Sen, Khu di tích Kim Liên (Ảnh: Hoàng Lam).

"Để đáp ứng yêu cầu truyền tải thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh đến du khách quốc tế, từ năm 2019, chúng tôi tổ chức dạy và học tiếng Anh cho đội ngũ thuyết minh viên. Đến nay, nhiều thuyết minh viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu khi thuyết minh cho du khách quốc tế bằng ngoại ngữ.

Trong số 17 thuyết minh viên tại Khu di tích, có 2 người có thể thuyết minh được bằng cả tiếng Anh và tiếng Lào, 1 người thuyết minh bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, 7 người thuyết minh được tiếng Lào", ông Tuấn thông tin.

Thuyết minh bằng ngoại ngữ để phục vụ du khách nước ngoài cũng chính là đề xuất của Đội thuyết minh Ban quản lý Khu di tích Kim Liên, xuất phát từ thực tiễn công việc mà họ đảm nhận.

Năm 2019, mặc dù trong bối cảnh kinh phí hạn hẹp nhưng lãnh đạo Ban quản lý khu di tích đã mời giáo viên về tận nơi để dạy ngoại ngữ cho các thuyết minh viên.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第2张

Thuyết minh viên Khu di tích Kim Liên được xem là những người thay mặt gia đình Bác đón khách (Ảnh: Hoàng Lam).

"Thực tế, do đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp đón các đoàn du khách, đặc biệt là vào cả ngày nghỉ, ngày lễ nên việc học ngoại ngữ tập trung rất khó tổ chức. Cùng với việc thuê giáo viên tiếng Anh người Việt Nam và nước ngoài đến dạy tại chỗ thì phần lớn sự nỗ lực tự học, tự rèn luyện của các chị em thuyết minh viên.

Trong thời gian ngắn, việc học ngoại ngữ trở thành phong trào thi đua của các thuyết minh viên, bởi không chỉ là phục vụ yêu cầu công việc, mà hơn hết là để phục vụ du khách, lan tỏa thêm hình ảnh con người của Bác, quê hương Bác đến với bè bạn năm châu", ông Nguyễn Bảo Tuấn cho biết thêm.

Làm theo Bác từ việc học ngoại ngữ

Học và thuyết minh bằng ngoại ngữ là một thử thách lớn đối với đội ngũ thuyết minh viên Khu di tích Kim Liên, bởi nhiều người đã lớn tuổi, tốt nghiệp các chuyên ngành xã hội, trong khi kiến thức tiếng Anh từ thời đi học đã "rơi rụng" gần hết.

Mặt khác, nội dung truyền tải của thuyết minh viên rất đặc thù, được đánh giá là khó đối với ngay cả những người học chuyên ngành ngoại ngữ. Bởi vậy, mặc dù là người đề xuất nhưng học được hay không, chính bản thân các thuyết minh viên cũng... không dám tin.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第2张

Thuyết minh viên giới thiệu về ngôi nhà của Bác tại Làng Sen cho du khách Đức (Ảnh: Hưng Nguyên).

Chị Phạm Thị Oanh (37 tuổi), tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử, bén duyên với nghề bởi tình cảm đặc biệt dành cho Bác và những người thân trong gia đình Người. Chị Oanh là 1 trong 2 thuyết minh viên có thể thuyết minh bằng tiếng Anh và tiếng Lào cho du khách.

Nhớ về những ngày đầu học ngoại ngữ, chị Oanh tâm sự, đó là những ngày áp lực và đầy khó khăn do thời gian quá eo hẹp, trong các chị em đều "có tuổi". Áp lực lớn hơn cả là gần như họ phải làm quen lại với tiếng Anh từ đầu, hơn nữa lại là tiếng Anh chuyên ngành.

"Thời gian đầu, chúng tôi được học với giáo viên Việt Nam, sau đó chuyển sang học với giáo viên nước ngoài. Ngày đầu tiên đứng lớp, giáo viên kiểm tra phát âm của từng người và lắc đầu. Có những từ, chúng tôi phải mất cả buổi để tập và sửa cho đúng. Cũng có ý kiến này kia nhưng vì công việc "thay gia đình Bác tiếp khách", vì tự trọng nghề nghiệp và cả... tiếc tiền của cơ quan nên chị em động viên nhau cố gắng", chị Oanh kể.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第2张

Giới thiệu quê Bác tới đoàn du khách Lào bằng tiếng Lào (Ảnh: Thanh Diệp).

Luyện phát âm là một thử thách thì học từ mới là một "cửa ải" khó khăn mà các chị phải vượt qua. Nói là "cửa ải" bởi các từ ngữ chuyên ngành về di tích, gắn liền với các hiện vật đặc biệt trưng bày ở đây khi dịch nghĩa không có trong từ điển hay vẫn còn tranh cãi.

"Chúng tôi động viên nhau tranh thủ học, học giữa thời gian nghỉ trong 2 lần đón tiếp các đoàn khách, học lúc rảnh rỗi, học khi nấu ăn. Những mẩu giấy ghi từ mới dán chi chít trên tường nhà bếp, trên cửa tủ lạnh, chỗ bàn học của con. Đặc thù của chúng tôi là học từng bài theo từng nội dung thuyết minh, mỗi bài học 1-2 tuần. Mọi người tự học, rồi thuyết minh cho nhau nghe để sửa, uốn nắn cho nhau", chị Oanh cho biết.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第2张

Thuyết minh viên Khu di tích Kim Liên giới thiệu những vật dụng gắn liền với sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người thân tới du khách quốc tế (Ảnh: Hưng Nguyên).

Khi nội dung thuyết minh đã được luyện tập nhuần nhuyễn, chị Oanh và các đồng nghiệp chủ động đề xuất với du khách để thực hành trong tâm thế vừa hồi hộp, vừa... sợ sai.

Mặc dù tự đánh giá chưa đạt yêu cầu nhưng sự lắng nghe của du khách, những cảm xúc thể hiện qua ánh mắt và cả những giọt nước mắt xúc động của bạn bè quốc tế khi nghe giới thiệu là nguồn động viên lớn lao của các thuyết minh viên. Bởi lẽ, những gì họ truyền đạt đã chạm được đến cảm xúc của du khách, truyền tải trọn vẹn về con người Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau nửa năm vừa học vừa thực hành, trình độ ngoại ngữ của các thuyết minh cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Từ kết quả này, họ mạnh dạn đề xuất học thêm lớp tiếng Lào, bởi du khách Lào chiếm tỉ lệ khá cao.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第2张

Bằng tinh thần học tập, làm theo Bác và sự khổ luyện, tự học, đội ngũ thuyết minh viên Khu di tích Kim Liên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi đón các đoàn khách quốc tế tới thăm quê Bác (Ảnh: Hưng Nguyên).

So với tiếng Anh thì tiếng Lào khó hơn, đặc biệt là về chữ viết, bởi vậy, các thuyết minh viên chủ yếu học "bồi". Mặc dù vậy, những bài thuyết minh của họ nhận được sự đánh giá cao từ bạn bè Lào khi đến thăm quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nữ thuyết minh viên chia sẻ, động lực lớn nhất để chị và các đồng nghiệp nỗ lực trong việc học ngoại ngữ là niềm kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với chị Oanh và đội ngũ thuyết minh viên Khu di tích Kim Liên, đây không chỉ vì nhiệm vụ chuyên môn, mà bên cạnh đó, còn là sự cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác - một tấm gương lớn về việc học và tự học ngoại ngữ.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第2张

Ngôi nhà tranh vách nứa của gia đình Bác tại Làng Sen luôn đón tiếp nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước đến thăm, đặc biệt trong những ngày kỷ niệm sinh nhật Người (Ảnh: Hoàng Lam).

"Chúng tôi không đặt ra mục tiêu có thể giao tiếp trôi chảy bằng ngoại ngữ với du khách mà chỉ mong muốn chuyển tải một cách đầy đủ câu chuyện về cuộc đời của Bác đến với bạn bè quốc tế. Khi đến với quê Bác, nhiều du khách muốn hiểu cặn kẽ hơn từng câu chuyện, từng hiện vật. Bởi vậy, không chỉ thực hiện nhuần nhuyễn các bài thuyết minh bằng ngoại ngữ mà chúng tôi vẫn phải tiếp tục trau dồi, tiếp tục học để phục vụ du khách tốt hơn", chị Oanh chia sẻ.

Xã hội

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"

(Dân trí) - Các thuyết minh viên là những người thay gia đình Bác Hồ tiếp khách. Với khả năng ngoại ngữ ngày càng hoàn thiện, họ tự tin đón khách quốc tế khi về thăm quê Bác.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第1张

Học thêm ngoại ngữ, chủ động phục vụ du khách quốc tế

Những ngày tháng 5, dòng người đổ về Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) đông hơn. Du khách từ mọi miền Tổ quốc trở về đây để thăm "quê hương nghĩa nặng, tình cao" - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời và trải qua những năm tháng ấu thơ.

Trong dòng người trở về với "quê chung" hôm nay có nhiều du khách không cùng màu da, tiếng nói, đến từ những đất nước khác nhau, nhưng đều chung niềm kính yêu vô hạn đối với vị Cha già của dân tộc.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第11张

Đoàn du khách Cộng hòa liên bang Nga thăm khu di tích Kim Liên (Ảnh: Hưng Nguyên).

Về với Kim Liên, du khách quốc tế mong muốn được hiểu hơn về một con người bình dị mà cao quý, một vị Chủ tịch nước nhưng gần gũi, thân thuộc với nhân dân, một người sẵn sàng bỏ mọi niềm riêng tư với chỉ một mục tiêu duy nhất "độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân".

Theo ông Nguyễn Bảo Tuấn, Giám đốc Khu di tích Kim Liên, trung bình mỗi năm, Khu di tích đón tiếp hơn 2 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 60.000 du khách quốc tế, chủ yếu đến từ các nước Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan... Du khách nước ngoài đến thăm Khu di tích Kim Liên tăng dần theo từng năm, nhiều người đã quay lại lần thứ 2, thứ 3.

Điều đặc biệt, những du khách quốc tế được nghe thuyết minh về những điều thân thuộc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những vật dụng gắn với sinh hoạt và người thân trong gia đình hay tình cảm của Bác với quê hương Làng Sen, bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Lào mà không cần sử dụng đến phiên dịch.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第12张

Du khách về thăm quê Bác tại làng Sen, Khu di tích Kim Liên (Ảnh: Hoàng Lam).

"Để đáp ứng yêu cầu truyền tải thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh đến du khách quốc tế, từ năm 2019, chúng tôi tổ chức dạy và học tiếng Anh cho đội ngũ thuyết minh viên. Đến nay, nhiều thuyết minh viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu khi thuyết minh cho du khách quốc tế bằng ngoại ngữ.

Trong số 17 thuyết minh viên tại Khu di tích, có 2 người có thể thuyết minh được bằng cả tiếng Anh và tiếng Lào, 1 người thuyết minh bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, 7 người thuyết minh được tiếng Lào", ông Tuấn thông tin.

Thuyết minh bằng ngoại ngữ để phục vụ du khách nước ngoài cũng chính là đề xuất của Đội thuyết minh Ban quản lý Khu di tích Kim Liên, xuất phát từ thực tiễn công việc mà họ đảm nhận.

Năm 2019, mặc dù trong bối cảnh kinh phí hạn hẹp nhưng lãnh đạo Ban quản lý khu di tích đã mời giáo viên về tận nơi để dạy ngoại ngữ cho các thuyết minh viên.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第13张

Thuyết minh viên Khu di tích Kim Liên được xem là những người thay mặt gia đình Bác đón khách (Ảnh: Hoàng Lam).

"Thực tế, do đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp đón các đoàn du khách, đặc biệt là vào cả ngày nghỉ, ngày lễ nên việc học ngoại ngữ tập trung rất khó tổ chức. Cùng với việc thuê giáo viên tiếng Anh người Việt Nam và nước ngoài đến dạy tại chỗ thì phần lớn sự nỗ lực tự học, tự rèn luyện của các chị em thuyết minh viên.

Trong thời gian ngắn, việc học ngoại ngữ trở thành phong trào thi đua của các thuyết minh viên, bởi không chỉ là phục vụ yêu cầu công việc, mà hơn hết là để phục vụ du khách, lan tỏa thêm hình ảnh con người của Bác, quê hương Bác đến với bè bạn năm châu", ông Nguyễn Bảo Tuấn cho biết thêm.

Làm theo Bác từ việc học ngoại ngữ

Học và thuyết minh bằng ngoại ngữ là một thử thách lớn đối với đội ngũ thuyết minh viên Khu di tích Kim Liên, bởi nhiều người đã lớn tuổi, tốt nghiệp các chuyên ngành xã hội, trong khi kiến thức tiếng Anh từ thời đi học đã "rơi rụng" gần hết.

Mặt khác, nội dung truyền tải của thuyết minh viên rất đặc thù, được đánh giá là khó đối với ngay cả những người học chuyên ngành ngoại ngữ. Bởi vậy, mặc dù là người đề xuất nhưng học được hay không, chính bản thân các thuyết minh viên cũng... không dám tin.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第14张

Thuyết minh viên giới thiệu về ngôi nhà của Bác tại Làng Sen cho du khách Đức (Ảnh: Hưng Nguyên).

Chị Phạm Thị Oanh (37 tuổi), tốt nghiệp chuyên ngành lịch sử, bén duyên với nghề bởi tình cảm đặc biệt dành cho Bác và những người thân trong gia đình Người. Chị Oanh là 1 trong 2 thuyết minh viên có thể thuyết minh bằng tiếng Anh và tiếng Lào cho du khách.

Nhớ về những ngày đầu học ngoại ngữ, chị Oanh tâm sự, đó là những ngày áp lực và đầy khó khăn do thời gian quá eo hẹp, trong các chị em đều "có tuổi". Áp lực lớn hơn cả là gần như họ phải làm quen lại với tiếng Anh từ đầu, hơn nữa lại là tiếng Anh chuyên ngành.

"Thời gian đầu, chúng tôi được học với giáo viên Việt Nam, sau đó chuyển sang học với giáo viên nước ngoài. Ngày đầu tiên đứng lớp, giáo viên kiểm tra phát âm của từng người và lắc đầu. Có những từ, chúng tôi phải mất cả buổi để tập và sửa cho đúng. Cũng có ý kiến này kia nhưng vì công việc "thay gia đình Bác tiếp khách", vì tự trọng nghề nghiệp và cả... tiếc tiền của cơ quan nên chị em động viên nhau cố gắng", chị Oanh kể.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第15张

Giới thiệu quê Bác tới đoàn du khách Lào bằng tiếng Lào (Ảnh: Thanh Diệp).

Luyện phát âm là một thử thách thì học từ mới là một "cửa ải" khó khăn mà các chị phải vượt qua. Nói là "cửa ải" bởi các từ ngữ chuyên ngành về di tích, gắn liền với các hiện vật đặc biệt trưng bày ở đây khi dịch nghĩa không có trong từ điển hay vẫn còn tranh cãi.

"Chúng tôi động viên nhau tranh thủ học, học giữa thời gian nghỉ trong 2 lần đón tiếp các đoàn khách, học lúc rảnh rỗi, học khi nấu ăn. Những mẩu giấy ghi từ mới dán chi chít trên tường nhà bếp, trên cửa tủ lạnh, chỗ bàn học của con. Đặc thù của chúng tôi là học từng bài theo từng nội dung thuyết minh, mỗi bài học 1-2 tuần. Mọi người tự học, rồi thuyết minh cho nhau nghe để sửa, uốn nắn cho nhau", chị Oanh cho biết.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第16张

Thuyết minh viên Khu di tích Kim Liên giới thiệu những vật dụng gắn liền với sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người thân tới du khách quốc tế (Ảnh: Hưng Nguyên).

Khi nội dung thuyết minh đã được luyện tập nhuần nhuyễn, chị Oanh và các đồng nghiệp chủ động đề xuất với du khách để thực hành trong tâm thế vừa hồi hộp, vừa... sợ sai.

Mặc dù tự đánh giá chưa đạt yêu cầu nhưng sự lắng nghe của du khách, những cảm xúc thể hiện qua ánh mắt và cả những giọt nước mắt xúc động của bạn bè quốc tế khi nghe giới thiệu là nguồn động viên lớn lao của các thuyết minh viên. Bởi lẽ, những gì họ truyền đạt đã chạm được đến cảm xúc của du khách, truyền tải trọn vẹn về con người Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau nửa năm vừa học vừa thực hành, trình độ ngoại ngữ của các thuyết minh cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Từ kết quả này, họ mạnh dạn đề xuất học thêm lớp tiếng Lào, bởi du khách Lào chiếm tỉ lệ khá cao.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第17张

Bằng tinh thần học tập, làm theo Bác và sự khổ luyện, tự học, đội ngũ thuyết minh viên Khu di tích Kim Liên đã cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi đón các đoàn khách quốc tế tới thăm quê Bác (Ảnh: Hưng Nguyên).

So với tiếng Anh thì tiếng Lào khó hơn, đặc biệt là về chữ viết, bởi vậy, các thuyết minh viên chủ yếu học "bồi". Mặc dù vậy, những bài thuyết minh của họ nhận được sự đánh giá cao từ bạn bè Lào khi đến thăm quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nữ thuyết minh viên chia sẻ, động lực lớn nhất để chị và các đồng nghiệp nỗ lực trong việc học ngoại ngữ là niềm kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với chị Oanh và đội ngũ thuyết minh viên Khu di tích Kim Liên, đây không chỉ vì nhiệm vụ chuyên môn, mà bên cạnh đó, còn là sự cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác - một tấm gương lớn về việc học và tự học ngoại ngữ.

Chuyện những người "thay gia đình Bác tiếp khách"  第18张

Ngôi nhà tranh vách nứa của gia đình Bác tại Làng Sen luôn đón tiếp nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước đến thăm, đặc biệt trong những ngày kỷ niệm sinh nhật Người (Ảnh: Hoàng Lam).

"Chúng tôi không đặt ra mục tiêu có thể giao tiếp trôi chảy bằng ngoại ngữ với du khách mà chỉ mong muốn chuyển tải một cách đầy đủ câu chuyện về cuộc đời của Bác đến với bạn bè quốc tế. Khi đến với quê Bác, nhiều du khách muốn hiểu cặn kẽ hơn từng câu chuyện, từng hiện vật. Bởi vậy, không chỉ thực hiện nhuần nhuyễn các bài thuyết minh bằng ngoại ngữ mà chúng tôi vẫn phải tiếp tục trau dồi, tiếp tục học để phục vụ du khách tốt hơn", chị Oanh chia sẻ.