Kinh nghiệm từ Nhật Bản trong khắc phục tình trạng khan hiếm hàng hóa 第1张 Hướng dẫn trên website Japan Living Guide về loại hàng và định lượng tích trữ cần thiết đề phòng thiên tai, thảm họa. (Ảnh: Nguyễn Tuyến/TTXVN) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Nhật Bản là quốc gia chịu nhiều thiên tai-thảm họa, từ những cơn bão dữ dội đến những thảm họa động đất khó dự đoán trước.

Chính vì vậy, đây là quốc gia có công tác chuẩn bị để đề phòng thảm họa thiên tai rất bài bản, trong đó có hoạt động chuẩn bị đồ dùng lương thực và hàng hóa thiết yếu. Đặc biệt, Nhật Bản cũng có những biện pháp hiệu quả trong ngăn chặn tình trạng đổ xô mua hàng tích trữ gây khan hiếm thị trường trong thảm họa.

Tích trữ đề phòng thảm họa

Tại Nhật Bản, chính phủ trung ương cũng như nhiều chính quyền địa phương từ cấp quận trở lên đều công bố trên website hướng dẫn chi tiết về các mặt hàng cần được tích trữ để đề phòng trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên tai. Các mặt hàng được mua nhiều nhất trong thời điểm này thường là lương thực-thực phẩm, nước đóng chai, đồ dùng vệ sinh thiết yếu, túi nylon.

Về thực phẩm, các hướng dẫn đề nghị mua những các loại thực phẩm ăn liền, thực phẩm khô có thời hạn sử dụng lâu như mỳ ăn liền, thực phẩm sấy khô, thực phẩm đóng hộp hoặc đồ ăn nhẹ, các loại thanh năng lượng hay thanh thực phẩm..

Một trận động đất lớn có thể gây thiệt hại nặng nề cho các cơ sở cung cấp nước và làm gián đoạn nguồn cung cấp. Việc khôi phục dịch vụ nước có thể mất nhiều thời gian, dẫn đến tình trạng mất nước kéo dài, vì vậy điều quan trọng là phải tích trữ nước để đảm bảo luôn có đủ nước để uống và sử dụng tại nhà. Trong trường hợp xảy ra thảm họa, chính phủ khuyến nghị mọi người nên có ý thức tiết kiệm nước và sử dụng ít nhất có thể.

Ngoài ra, hướng dẫn cũng liệt kê các mặt hàng cần thiết cho việc vệ sinh cá nhân trong trường hợp đang mắc kẹt trong thảm họa như túi nilon các kích cỡ và bồn vệ sinh di động.

Trong tình hình bình thường, các mặt hàng nhu yếu phẩm luôn có trên các quầy hàng của các cửa hàng và siêu thị. Tuy nhiên, khi có cảnh báo thiên tai hay trong thảm họa, ban đầu thường xảy ra tình trạng khan hiếm hàng.

Khi dịch COVID-19 mới bùng phát tại Nhật Bản đầu năm 2020, trong thời gian đầu đã xảy ra tình trạng khan hiếm khẩu trang, giấy vệ sinh, các dung dịch sát khuẩn...

 Kinh nghiệm từ Nhật Bản trong khắc phục tình trạng khan hiếm hàng hóa 第2张 Siêu thị Life ở Tokyo treo thông báo quy định mỗi người chỉ được mua 1 túi gạo 5kg sau khi chính phủ ban hành cảnh báo về nguy cơ siêu động đất ở Rãnh Nankai. (Ảnh: Nguyễn Tuyến/TTXVN)