Thu nhập ổn định
Huyện Tân Uyên (Lai Châu) - vùng đất được thiên nhiên ban tặng thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho cây chè phát triển. Bằng sức sống mãnh liệt, cây chè gắn bó với đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện hơn 50 năm qua.
Tân Uyên trở thành vùng trọng điểm có diện tích chè lớn nhất tỉnh Lai Châu.
Năm 2011, huyện Tân Uyên bắt tay thực hiện Đề án Phát triển vùng chè giai đoạn 2011 - 2014 của tỉnh Lai Châu. Thời gian đầu triển khai, huyện gặp không ít khó khăn, trở ngại. Đa số người dân sợ trồng chè không biết bán cho ai nên chưa mạnh dạn đăng ký tham gia.
Trước thực trạng đó, các ban, ngành, đoàn thể của huyện thường xuyên tăng cường cán bộ xuống các xã, bản tuyên truyền về chính sách hỗ trợ để người dân hiểu, yên tâm trồng chè.
Nhờ được tuyên truyền và hỗ trợ cây giống, kỹ thuật nhiều hộ dân trong huyện Tân Uyên tham gia đăng ký trồng chè. Phong trào trồng chè nhanh chóng lan rộng ra các xã, bản. Những khu đất trống, đồi trọc dần được phủ kín màu xanh của chè.
Chè Tân Uyên được thị trường ưa chuộng bởi búp chè non và nước uống đậm vị.
Ông Lê Thanh Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên cho hay, xác định chè là cây trồng chủ lực đem lại thu nhập ổn định cho người dân, những năm qua, huyện đẩy mạnh chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng chè nhằm tạo vùng chè tập trung. Đến nay, toàn huyện có hơn 3.600 ha chè với các giống chủ yếu Kim Tuyên, Shan Tuyết và được mệnh danh là thủ phủ cây chè của tỉnh Lai Châu.
Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên khẳng định: So với trồng ngô, lúa, trồng chè đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, ổn định hơn. Trồng 1ha chè, người dân có thể thu cả trăm triệu đồng mỗi năm. Nếu chăm sóc tốt, thu nhập của người dân còn cao hơn.
Cây chè giúp nhiều hộ gia đình ở Lai Châu thoát nghèo.
Chia sẻ về lợi ích trồng chè, bà Đoàn Thị Hồng - bản Phúc Khoa, xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên niềm nở cho biết: Gia đình bà gắn bó với cây chè được 25 năm. Nhờ trồng chè cuộc sống của gia đình có thu nhập ổn định và nuôi 5 người con ăn học. Hiện mỗi năm gia đình thu trên 200 triệu đồng từ bán chè, kinh tế ngày càng dư giả.
Hướng đến nông nghiệp sạch
Chè Lai Châu tập trung chủ yếu tại huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ và TP.Lai Châu với các giống: chè Shan, Kim Tuyên, PH8, chè cổ thụ. Tận dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động dồi dào, các huyện đã xây dựng thành công thương hiệu chè “sạch” chất lượng cao với sự tham gia của các công ty, doanh nghiệp và hàng nghìn hộ dân.
Các cơ sở kinh doanh chè tạo đầu ra ổn định cho người trồng chè Lai Châu.
Hiện Lai Châu có trên 90 cơ sở chế biến chè. Các sản phẩm chè Lai Châu đã xuất khẩu đi các thị trường như: Đài Loan (Trung Quốc), châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ. Từ việc trồng chè, thu nhập của người dân được nâng lên, nhiều gia đình có thu nhập ổn định từ 60-120 triệu đồng/năm.
Để phát triển bền vững, Lai Châu có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân trồng chè, cơ sở chế biến nhằm tạo động lực cho bà con gắn bó với cây chè. Tỉnh cũng quan tâm chuẩn hóa quy trình trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch.
Sao chè bằng tay được đưa vào các lễ hội của tỉnh Lai Châu.
Đến nay, toàn tỉnh có hơn 200ha chè được cấp giấy chứng nhận theo các quy trình kỹ thuật an toàn như: VietGAP, hữu cơ, RA (Rainforest Alliance), nông nghiệp bền vững.
Hiện 100% cơ sở chế biến chè xanh của Lai Châu đã ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu sao, vò chè. Các cơ sở sản xuất cũng tăng cường đầu tư cho khâu đóng gói, bảo quản, cải tiến mẫu mã sản phẩm, bao bì, dán tem nhãn để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Nhờ đó, Lai Châu có 10 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP; Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm chè của huyện Tân Uyên và huyện Tam Đường.
Các cơ sở chế biến chè ở Lai Châu dán tem nhãn để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Theo ông Hà Trọng Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, trải qua nhiều năm thăng trầm, đến nay, cây chè đã khẳng định được vị thế và trở thành sản phẩm có giá trị, tiềm năng của tỉnh; góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Với mục tiêu phát triển bền vững cây chè theo hướng nông nghiệp sạch, tỉnh Lai Châu phấn đấu đến năm 2030 giữ ổn định và đầu tư thâm canh diện tích chè khoảng 10.000 ha; sản lượng chè búp tươi đạt 90.000 tấn/năm; toàn tỉnh có 2.500 ha chè sản xuất an toàn Vietgap, hữu cơ, RA…; 100% diện tích chè sản xuất tập trung được quản lý, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc.
Thời gian tới, Lai Châu tiếp tục tăng cường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của một số tỉnh có vùng nguyên liệu lớn để quản lý thâm canh theo hướng an toàn. Tỉnh cũng quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư đầu vào trong vùng nguyên liệu như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm mang lại giá trị cao nhất, đưa thương hiệu chè Lai Châu ngày càng vươn xa ra thị trường trong và ngoài nước.
Xem nhiềuKinh tế
Giá vàng nhẫn tăng vùn vụt
Kinh tế
Làm rõ việc người nước ngoài sinh sống trong khu nhà ở xã hội
Kinh tế
Xô đổ kỷ lục của cả năm ngoái, 'trái cây vua' băng băng trên đỉnh lịch sử
Hàng không - Du lịch
Sắp mở lại đường bay thẳng Hà Nội - Côn Đảo?
Kinh tế
Đăng thảo luận
2024-10-08 16:05:54 · 来自210.38.202.204回复
2024-10-08 16:15:55 · 来自36.62.32.62回复
2024-10-08 16:25:39 · 来自123.235.230.57回复
2024-10-08 16:35:57 · 来自106.94.232.174回复
2024-10-08 16:45:27 · 来自171.9.168.107回复
2024-10-27 15:25:24 · 来自182.92.234.69回复
2024-10-27 15:35:20 · 来自36.56.24.241回复
2024-10-27 15:45:05 · 来自123.234.15.178回复
2024-10-27 15:55:15 · 来自123.233.162.83回复
2024-10-27 16:05:17 · 来自210.30.10.171回复
2024-10-27 16:15:26 · 来自222.28.150.143回复
2024-10-27 16:25:20 · 来自222.37.165.230回复
2024-10-27 16:35:30 · 来自222.45.154.93回复
2024-10-27 16:45:29 · 来自139.209.48.21回复
2024-10-27 16:55:17 · 来自210.36.207.137回复
2024-10-27 17:05:28 · 来自210.30.53.106回复
2024-10-27 17:15:22 · 来自171.14.36.150回复
2024-10-27 17:25:15 · 来自123.233.241.21回复
2024-10-27 17:35:32 · 来自139.200.77.253回复
2024-10-27 17:45:18 · 来自106.85.98.126回复