Ngày đậu đại học, người ở làng, họ hàng đều cho rằng 'thằng cháu này về sau nhất định thành công, giàu to'.

"Tôi là người ở quê nghèo, bố mẹ định hướng theo con đường học hành.

Khi tôi học cấp III rồi thi đại học được top đầu của cả tỉnh khiến tất cả mọi người ở làng xã, họ hàng đều cho rằng thằng cháu này về sau nhất định thành công, nhất định giàu to, thậm chí về xây dựng quê hương.

Rồi đến năm cuối đại học thì tôi thật sự lo lắng vì phát hiện mình có cầm tấm bằng loại giỏi ra đời thì cũng chẳng là gì cả.

Nếu làm ở Hà Nội thì thậm chí phải mất rất nhiều năm may ra mới thoát được cảnh đi ở trọ chứ chưa nói gì đến giúp đỡ họ hàng làng xóm, xây dựng quê hương như mọi người kỳ vọng.

Tôi đã nghĩ rất nhiều xem vấn đề ở đâu, lỗi tại ai? Tại sao suy nghĩ khi mới bước chân vào đại học và thực tế khi ra trường lại khác xa nhau đến thế?

>> Cô học trò tỉnh lẻ phải nỗ lực 200% mới trụ được ở Hà Nội

Thực tế vấn đề này trong khoảng 5-7 năm trở lại đây xã hội, báo chí đã trả lời rồi. Đó chính là do quan điểm của người dân ở quê không bắt kịp phát triển của xã hội, vẫn cho rằng từ 'đại học' hiện nay cũng to, ra trường sẽ làm lớn hoặc kiếm nhiều tiền như những người học đại học từ những năm 70-90 thế kỷ trước.

Bố mẹ khoe cho sướng miệng, nhưng áp lực thì do con cái họ gánh!".

Độc giả nickname Mr. Soi chia sẻ như trên, sau bài viết Đậu đại học khiến gia đình tự hào, có bằng đại học làm tôi xấu hổ.

*Bạn đạt được những thành tựu gì sau khi tốt nghiệp đại học? Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.

Hữu Nghị tổng hợp