Chiều 3-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP
Gửi lời cảm ơn, đánh giá cao sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp, nhà thầu, các hiệp hội liên quan cho nền kinh tế, Thủ tướng cho hay đến nay nhiều công trình trọng điểm như cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhà ga T3 cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được triển khai tích cực, nhiều tuyến cao tốc được đầu tư.
Lắng nghe các ý kiến thẳng thắn từ các nhà thầu
Sắp tới Chính phủ trình Quốc hội xin chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến đường sắt tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc…
Cùng đó sẽ mở rộng đầu tư các cảng lớn như Lạch Huyện (Hải Phòng), Liên Chiểu (Đà Nẵng), Quy Nhơn (Bình Định), Cái Mép - Thị Vải. Phát triển hệ thống giao thông thủy ở Đồng bằng sông Cửu Long…
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng đột phá về hạ tầng chiến lược đang được triển khai tích cực. Từ đó góp phần tạo không gian phát triển mới như khu đô thị, dịch vụ. Giảm giá thành logistics, tạo sự cạnh tranh cho hàng hóa trên thị trường thế giới.
Theo Thủ tướng, tại cuộc làm việc này, Chính phủ mong muốn lắng nghe các ý kiến thẳng thắn của các doanh nghiệp xây dựng. Trong đó đánh giá những việc đã làm tốt, những việc làm chưa tốt.
Dự án đường sắt tốc độ cao 67 tỉ USD: Chậm mà chắcĐỌC NGAY
Từ đó phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm. Đây là cơ sở để tới đây còn triển khai các công trình trọng điểm quốc gia lớn như tuyến đường sắt tốc độ cao, sân bay lớn, cảng biển….
Với chủ trương lắng nghe các ý kiến đóng góp, Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thách thức để “cùng lắng nghe và thấu hiểu”. Các bên cùng chia sẻ tầm nhìn, nhận thức và hành động.
Nhiều nhà thầu đã nâng cao năng lực thi công công trình lớn
Theo Bộ Giao thông vận tải, các dự án trọng điểm đang được tích cực triển khai thi công. Phấn đấu đến năm 2025, cả nước có trên 3.000km đường bộ cao tốc.
Cùng đó dự kiến khởi công xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (với chiều dài khoảng 1.541km) vào cuối năm 2027, phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035.
Để đạt các mục tiêu trên, nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng đóng vai trò then chốt, quyết định. Do vậy năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu tham gia dự án là yếu tố đảm bảo sự thành công.
Đến cuối năm 2022, số lượng nhà thầu tham gia thi công dự án có giá trị hợp đồng từ 1.000 tỉ đồng trở lên không nhiều (khoảng 14 nhà thầu). Một số doanh nghiệp lớn đã tham gia các dự án, công trình giao thông lớn như cao tốc Bắc Nam, tích lũy thêm kinh nghiệm, năng lực, tăng cường nhân sự.
Như tại dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia thi công. Giá trị đảm nhận của mỗi doanh nghiệp tại mỗi gói thầu trung bình khoảng 500 tỉ đồng. Trong đó giá trị nhà thầu đảm nhận lớn nhất tại một gói thầu khoảng 2.300 tỉ đồng.
Bộ này đánh giá các nhà thầu trong nước dần lớn mạnh, đã cơ bản làm chủ công nghệ. Gồm khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng hầu hết các công trình giao thông lớn, có tính chất, yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Đơn cử như công trình cầu dây văng, dây võng, cầu bê tông cốt thép nhịp đúc hẫng cân bằng, công trình hầm qua núi, vượt sông….
Đăng thảo luận