Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, nhiều địa phương hiện có mưa vừa đến mưa to. Tổng lượng mưa từ 19 giờ ngày 25/10 đến 5 giờ ngày 27/10 tại một số trạm như Phước Thành (Phước Sơn) đo được 94,0mm; Trà Giáp (Bắc Trà My) 83,8mm; Điện Ngọc (Điện Bàn) 83,8mm; Trà Don (Nam Trà My) 81,8mm; Tam Trà (Núi Thành) 75,2mm; Trà Vân (Nam Trà My) 73,8mm; Phước Công 71mm; các địa phương còn lại mưa dưới 70mm.

Quảng Nam: bão Trà Mi đổ bộ, các địa phương tăng cường ứng phó  第1张 Bão Trà Mi đã ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền Quảng Nam, gây ra mưa và gió giật liên tục từ sáng nay.

Do ảnh hưởng của bão, toàn tỉnh đã phải sơ tán người dân ở một số khu vực nguy hiểm. Đến nay, 4.412 hộ dân với 18.306 nhân khẩu tại 10 địa phương, gồm Duy Xuyên, Phước Sơn, Tây Giang, Đại Lộc, Hiệp Đức, Tam Kỳ, Tiên Phước, Hội An, Nam Trà My, Phú Ninh, đã được sơ tán. Các địa phương khác cũng đang khẩn trương thực hiện việc di dời dân.

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đã phối hợp với các địa phương sơ tán 210 hộ dân với 836 nhân khẩu tại các xã Tr’hy, Gary, Ch’Ơm (huyện Tây Giang), có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn theo phương án của địa phương.

Quảng Nam: bão Trà Mi đổ bộ, các địa phương tăng cường ứng phó  第2张 Các địa phương đang kiểm tra và dọn dẹp những điểm có cây xanh ngã đổ và các vị trí có nguy cơ ngập lụt.

Ông Nguyễn Ngọc Hoàng Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức, cho biết xã Phước Gia đã đặt biển cảnh báo và bố trí lực lượng canh gác 24/24 giờ tại khu vực đồi núi phía sau khu dân cư Nà Nổ thuộc thôn Gia Cao để đề phòng nguy cơ sạt lở. Đồng thời, địa phương đã sơ tán toàn bộ 30 hộ gia đình với 163 nhân khẩu tại khu dân cư Nà Nổ đến điểm sơ tán tại trường tiểu học Kpa - Kơ Lơng, phân hiệu Gia Cao.

Phương tiện sơ tán chủ yếu bằng xe máy. Các xã khác thực hiện sơ tán xen ghép và tập trung khoảng 4.180 người tại các nhà dân, trường học, nhà văn hóa, cơ quan công sở. Lãnh đạo địa phương cũng đang đi thực tế để kiểm tra và nắm bắt tình hình, đảm bảo có phương án ứng phó kịp thời.

Quảng Nam: bão Trà Mi đổ bộ, các địa phương tăng cường ứng phó  第3张 Quảng Nam đã tổ chức di dời người dân đến nơi an toàn tại các khu vực có vết nứt hoặc nguy cơ sạt lở.

Ông Đặng Hữu Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, cho biết toàn bộ số lượng tàu thuyền hoạt động trên biển đã vào bờ neo đậu an toàn với 255/255 chiếc. Số lượng tàu thuyền đang neo đậu tránh trú bão tại Âu thuyền Hồng Triều, xã Duy Nghĩa, là 250 chiếc. Các lực lượng cũng đã triển khai phương châm “4 tại chỗ” và sẵn sàng di dời dân khỏi các vùng trũng thấp đến nơi an toàn theo phương án ứng phó thiên tai với 1.327 hộ/3.650 người. Trong đó, 1.063 hộ (2.719 người) di dời xen ghép và 264 hộ (931 người) di dời tập trung. Tính đến nay đã di dời 155 hộ với 326 nhân khẩu, các địa phương tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết để tiến hành di dời dân.

Tại huyện Thăng Bình, công tác ứng phó với bão Trà Mi cũng đang khẩn trương triển khai. Ông Đặng Tấn Dục, Chủ tịch UBND xã Bình Quý, cho biết sáng nay 27/10 đã tổ chức kiểm tra toàn bộ tuyến đường trên địa bàn. Một số đoạn đường bị ảnh hưởng bởi bão, với cây xanh ngã đổ, đã nhanh chóng được dọn dẹp để đảm bảo giao thông thông suốt.

Hiện tại, vùng biển Quảng Nam trong 24 giờ tới dự kiến có mưa bão kèm dông, trong dông có thể xảy ra lốc xoáy, sét và gió giật mạnh. Gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-10, giật cấp 12. Độ cao sóng dự kiến đạt từ 3,0 đến 5,0 m, biển động rất mạnh.

Các sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Biên độ lũ ở thượng lưu có thể đạt từ 3,0 - 5,0 m, hạ lưu đạt từ 1,5 - 3,0 m. Dự báo đỉnh lũ trên các sông cụ thể như sau: sông Vu Gia ở mức báo động 1 đến báo động 2, sông Thu Bồn ở mức báo động 1 đến dưới báo động 2, và sông Tam Kỳ ở mức báo động 1 đến dưới báo động 2.