Huyện Thanh Oai có 56/68 thửa đất, huyện Hoài Đức có 8/19 thửa đất trúng đấu giá nhưng không nộp tiền đất theo quy chế đấu giá, có dấu hiệu bỏ cọc, gây dư luận xấu.
Trong 68 lô đất được đem ra đấu giá tại khu ngõ 3 thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, đến nay chỉ có 12 người trúng đấu giá nộp tiền đất - Ảnh: N.H.
Báo cáo tình hình triển khai thi hành Luật Đất đai vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi tới các đại biểu Quốc hội nhận định việc lập, công khai quy hoạch các khu vực phát triển nhà ở chưa được thực hiện bài bản, công khai, minh bạch đã tạo cơ hội cho các đối tượng lợi dụng đầu cơ đất đai.
Trúng đấu giá đất 146 triệu đồng/m², vừa ra khỏi cửa đã rao bán chốt lời
Công khai người bỏ cọc khi đấu giá đất để hạn chế trục lợi
Hà Nội sẽ công khai tên người đấu giá đất cao ngất rồi... bỏ cọc
Một số đối tượng tham gia đấu giá đất không thực sự có nhu cầu về đất ở, nhà ở mà chủ yếu vì mục đích đầu cơ, thao túng giá thông qua việc đẩy giá cao, thổi giá và bán lại ngay đất vừa trúng đấu giá để thu lợi hoặc tạo mặt bằng giá ảo với các khu vực xung quanh.
Kết quả kiểm tra, rà soát của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời gian qua nhận thấy sau khi đấu giá đất một số người trúng đấu giá không nộp tiền đất đúng thời hạn theo quy chế đấu giá, có dấu hiệu bỏ cọc, gây dư luận xấu tại địa phương.
Cụ thể, tại huyện Thanh Oai, sau phiên đấu giá 68 lô đất tại khu ngõ 3 thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao ngày 11-8, giá trúng đấu giá đất được đẩy lên 100 triệu đồng/m² gây ồn ào dư luận, đến nay chỉ có 12 người trúng đấu giá nộp tiền đất, 56 người chưa nộp tiền theo thông báo của cơ quan thuế.
Số thửa đất trúng đấu giá chưa nộp tiền chiếm khoảng 80% tổng số thửa đất mang ra đấu giá.
Tương tự, 19 thửa đất ở thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội dù người tham gia đấu giá đã thức xuyên đêm để đấu giá đất, giá trúng đấu giá được đẩy lên tới 133 triệu đồng/m², nhưng đến nay còn 8 thửa đất người trúng đấu giá chưa nộp tiền theo quy chế đấu giá đất, chiếm 42,1% tổng số thửa đất đem ra đấu giá.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng việc các địa phương thiếu chủ động trong việc tạo quỹ đất để đấu giá dẫn tới nhu cầu đất ở, nhà ở của người dân không được đáp ứng đầy đủ trong thời gian dài đã đẩy giá trúng đấu giá đất tăng cao.
Bên cạnh đó, có trường hợp địa phương sử dụng bảng giá đất hiện hành chưa được điều chỉnh kịp thời (thấp hơn nhiều lần mặt bằng giá đất thực tế) để làm giá khởi điểm, dẫn tới giá trúng đấu giá và giá khởi điểm có sự chênh lệch lớn.
Những vấn đề nổi lên trên thị trường đất đai thời gian qua theo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ yếu xuất phát từ khâu tổ chức thực hiện chưa tốt, vì vậy cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác tổ chức thực hiện đấu giá đất để hạn chế bất cập, vướng mắc.
Đăng thảo luận