Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đề xuất đến năm 2030 mỗi người dân thành phố đọc 10 bản sách mỗi năm.

Mong mỗi người dân TP.HCM sẽ đọc 10 cuốn sách năm  第1张

Người dân mua sách tại Đường sách thành phố Thủ Đức - Ảnh: LINH ĐOAN

Năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đưa thông tin, bình quân sách tại Việt Nam ở mức 6,1 bản/người. Vì vậy việc 10 bản sách/người/năm là chỉ tiêu quan trọng phát triển văn hóa đọc của người dân thành phố. 

Để chăm sóc sự đọc của người dân, TP.HCM có thêm ba không gian sách, đường sách mới đặt ở Củ Chi, Bình Tân và quận 7.

Dự kiến các đường sách này sẽ đi vào hoạt động trước tháng 4-2025.

Đông, Tây, Nam, Bắc nối Đường sách Nguyễn Văn Bình

Đây là một trong những công trình trọng điểm của TP.HCM chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và nằm trong 2 hạng mục trọng điểm của Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện Xây dựng các đường sách, không gian sách trên địa bàn thành phố góp phần phát triển văn hóa đọc cho người dân thành phố.

TIN LIÊN QUAN
  • Mong mỗi người dân TP.HCM sẽ đọc 10 cuốn sách năm  第2张

    Làm sao để 'sách Nhà nước' có nhiều người đọc?

  • Mong mỗi người dân TP.HCM sẽ đọc 10 cuốn sách năm  第3张

    Chuyện đọc và làm sách của dân sale và marketing có khác người?

  • Mong mỗi người dân TP.HCM sẽ đọc 10 cuốn sách năm  第4张

    Ngày Sách và Văn hóa đọc: Để 'đọc sách cũng như yêu'

Không gian sách quận Bình Tân nằm tại Công viên cây xanh, đường số 19, phường Bình Trị Đông.

Đường sách Nguyễn Đổng Chi ở quận 7 (phường Tân Phú).

Tại Củ Chi không gian sách nằm tại Trung tâm Văn hóa thể thao và truyền thông huyện Củ Chi.

Theo tiến độ, các không gian sách, đường sách mới này sẽ được chính thức công bố thiết kế tại Lễ khai mạc Tuần lễ sách và chuyển đổi số diễn ra vào lúc 9h ngày 25-10 và đi vào hoạt động trước tháng 4-2025.

Như vậy Đường sách TP.HCM (đường Nguyễn Văn Bình, quận 1) là trục chính, kết hợp thêm Đường sách thành phố Thủ Đức và ba đường sách mới tạo thành bốn "tọa độ" đọc sách Tây - Bắc - Đông - Nam hướng khắp thành phố.

Từ đó tạo nên hệ sinh thái phát triển đường sách TP.HCM trở thành địa chỉ đặc trưng, tiêu biểu cho hoạt động văn hóa, du lịch và hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc của thành phố.

Mong mỗi người dân TP.HCM sẽ đọc 10 cuốn sách năm  第5张

Du khách nước ngoài tham quan các hoạt động thú vị tại Đường sách TP.HCM - Ảnh: BTC

Tăng cường chăm sóc sự đọc của người dân

Cùng với công trình xây đựng đường sách và không gian sách mới, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM còn có một số hoạt động chăm sóc sự đọc của người dân, gồm:

Trang bị 5 triệu quyển sách cho cơ sở:

Sách huy động nguồn xã hội hóa, phấn đấu đến năm 2025, 5 triệu quyển sách sẽ đến tay người dân bao gồm: thư viện các trường tiểu học, trường THCS, THPT giáo dục thường xuyên và thư viện 21 quận huyện trên địa bàn.

  • Á hậu Thúy Vân kể chuyện đọc sách và từng viết tiểu thuyết

  • Ngày Sách và Văn hóa đọc: Thanh niên phải luôn có sách đồng hành

  • Ngày Sách và Văn hóa đọc: Những cuốn sách trong kỷ nguyên số

50 thư viện thông minh được tặng học sinh thành phố:

Đây là công trình bổ sung cho 18 công trình tiêu biểu thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội của thành phố nhằm tạo không gian, điều kiện để các em học sinh có thể trải nghiệm các thiết bị khoa học công nghệ, đồngg thời thúc đẩy thói quen đọc sách.

Khảo sát tỉ lệ đọc sách của người dân và học sinh:

TP.HCM lần đầu tiên thực hiện khảo sát nhằm nghiên cứu đo lượng tỉ lệ số lượng xuất bản phẩm và thói quen đọc sách của người dân và học sinh trên địa bàn TP.HCM trong năm 2023.

Kết quả thu được từ cuộc khảo sát sẽ cung cấp rõ về thói quen, nhu cầu và mong muốn đọc sách của người dân thuộc nhiều nghề nghiệp, thu nhập và trình độ học vấn khác nhau.

Đây là sơ sở quan trọng để Sở Thông tin và Truyền thông đưa ra những đề xuất, giải pháp thực tế để nâng cao tỉ lệ đọc sách của người dân.

Dự kiến tại hội sách Frankfurt ở Đức từ ngày 16 đến 20-10 năm nay, TP.HCM sẽ tham gia một gian hàng trưng bày danh mục sách, triển lãm trưng bày tư liệu, hình ảnh video clip, xuất bản phẩm giới thiệu về văn hóa, kinh tế, giáo dục và thị trường xuất bản của TP.HCM.