Mâm cỗ Trung thu truyền thống tượng trưng cho sự no ấm, đầy đủ, mưa thuận gió hòa. Dưới đây là cách bày mâm ngũ quả Trung thu 2024 ba miền Bắc, Trung, Nam đẹp mà đơn giản.

Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm. Dịp này, bên cạnh nhiều loại bánh trung thu để cúng ông bà, các gia đình còn bày thêm mâm ngũ quả.

Theo truyền thống, mâm ngũ quả Trung thu tượng trưng cho 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Điều này tương ứng với 5 loại quả các màu sắc đa dạng, mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng.

Tùy theo vùng miền, hoàn cảnh gia đình, mâm ngũ quả ở 3 miền Bắc, Trung, Nam sẽ có những loại quả đặc trưng.

Xem nhanh: Cách bày mâm ngũ quả tết Trung thu ở miền Bắc Cách bày mâm ngũ quả tết Trung thu ở miền Trung Cách bày mâm ngũ quả tết Trung thu ở miền Nam Một số lưu ý khi bày mâm ngũ quả

Cách bày mâm ngũ quả tết Trung thu ở miền Bắc

Ở miền Bắc, mâm ngũ quả trong tết Trung thu thường có các loại quả như: chuối, bưởi, hồng, đào và quýt.

Trong đó, chuối tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, cuộc sống no ấm. Bưởi biểu tượng cho sự may mắn, tròn đầy. Quả hồng mang đến ý nghĩa cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn.

Quả đào tượng trưng cho sự trường thọ, sức khỏe. Và cuối cùng, quả quýt là biểu thị của sự sung túc, giàu có.

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu 3 miền Bắc, Trung, Nam đẹp mà đơn giản  第1张 Mâm ngũ quả tết Trung thu ở miền Bắc thường có chuối, bưởi, hồng... Ảnh: Đỗ Minh Phương

Khi bày mâm quả, người miền Bắc thường chọn đặt nải chuối ở giữa, các loại quả còn lại được đặt ở bên trên. Nhiều gia đình có thể thay quả bưởi bằng quả phật thủ.

Cách bày mâm ngũ quả tết Trung thu ở miền Trung

Mâm ngũ quả Trung thu ở miền Trung khá đơn giản. Các gia đình thường chọn các loại trái cây như: đu đủ, xoài, mãng cầu, sung, chuối…

Người dân miền Trung thường không cầu kỳ trong việc chọn lựa trái cây, quan trọng là lòng thành kính dâng lên tổ tiên.

Tuy nhiên, mỗi loại quả vẫn mang những ý nghĩa tốt đẹp như đu đủ biểu trưng cho sự đầy đủ, mãng cầu tượng trưng cho những điều ước thành hiện thực và quả sung mang ý nghĩa sung túc.

Sự đơn giản trong cách bài trí của người miền Trung thể hiện tinh thần mộc mạc, chất phác nhưng không kém phần trang trọng trong việc thờ cúng và cầu mong cho gia đình bình an, may mắn.

Cách bày mâm ngũ quả tết Trung thu ở miền Nam

Trong mâm ngũ quả truyền thống của người miền Nam, các loại trái cây thường bao gồm mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài.

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu 3 miền Bắc, Trung, Nam đẹp mà đơn giản  第2张 Các chị em khéo tay thường tạo con vật ngộ nghĩnh bằng trái cây. Ảnh: Phùng Hà

Ngoài ra, người miền Nam còn sử dụng thêm 3 trái dứa làm chân đế, tượng trưng cho sự vững chắc và mong muốn gia đình đông con, nhiều cháu.

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu của người miền Nam khác biệt hơn so với 2 miền còn lại. Người miền Nam không dùng nải chuối để làm loại trái cây chính trong mâm ngũ quả. 

Thay vào đó, người miền Nam sử dụng dưa hấu, bưởi da xanh. Hai loại quả này sẽ được đặt ở giữa đĩa, sau đó xếp các loại trái cây khác xung quanh.

 Một số lưu ý khi bày mâm ngũ quả

Chọn quả tươi ngon

Quả phải tươi ngon, không bị dập nát.

Sắp xếp hài hòa

Các loại quả nên được sắp xếp một cách hài hòa, cân đối.

Trang trí

Có thể trang trí thêm bằng lá cây, hoa tươi để mâm ngũ quả thêm phần sinh động.

(Tổng hợp)

Cách bày mâm ngũ quả Trung thu 3 miền Bắc, Trung, Nam đẹp mà đơn giản  第3张

Tết Trung thu 2024 rơi vào ngày bao nhiêu dương lịch?

Tết Trung thu diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, thời điểm trăng sáng và đẹp nhất trong năm. Năm 2024, tết Trung thu sẽ rơi vào thứ Ba, ngày 17/9 dương lịch. Cách bày mâm ngũ quả Trung thu 3 miền Bắc, Trung, Nam đẹp mà đơn giản  第4张

Mâm cúng rằm tháng 8 năm 2024 đơn giản và đầy đủ gồm những gì?

Mâm cúng là điều không thể thiếu trong dịp tết Trung thu hay rằm tháng 8. Dù không cần cầu kỳ như rằm tháng Giêng, rằm tháng 7 nhưng mâm cúng vào dịp này vẫn cần được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng.