Không quan trọng ứng viên là thủ khoa trường nào, xuất sắc ra sao, cứ ai không viết và nói chuyện được bằng tiếng Anh là sẽ bị loại ngay.
"Đọc bài viết 'Bức tranh các trung tâm tiếng Anh vẽ lên không đẹp như thực tế', tôi cho rằng, có thể tùy ngành nghề, tùy tình huống cụ thể mà giá trị của tiếng Anh được thể hiện khác nhau. Bản thân tôi làm IT ở Việt Nam đến nay đã được 16 năm. Hằng ngày, tôi vẫn tiếp xúc, làm việc với khách hàng, đồng nghiệp nước ngoài. Thế nên, tiếng Anh là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong công việc.
Trong tuyển dụng, công ty tôi không quan trọng ứng viên là thủ khoa trường nào, xuất sắc ra sao, là chuyên gia hay ngôi sao cũng không quan tâm. Cứ viết và nói chuyện bằng tiếng Anh không được thì người đó sẽ bị loại ngay từ vòng đầu. Trong khi đó, có vài bạn trẻ (dưới 30 tuổi) làm BA (business analyst), học bốn năm IT mà không code (lập trình) nổi được một dòng, nhưng IELTS 8.0, kết quả họ vẫn nhận lương 80 triệu đồng một tháng nhẹ nhàng.
Tôi cho rằng, tiếng Anh cũng chẳng có gì ghê gớm. Giỏi tiếng Anh không phải để nổi trội, đòi hỏi offer ngon này nọ. Đơn giản chỉ là để không bị bỏ lại phía sau trong xã hội hiện đại. Ngành khác tôi không biết, nhưng ngành IT của tôi ai mà không biết tiếng Anh sẽ không thể nào khá được.
Nhiều người nói 'đầy người không biết tiếng Anh nhưng vẫn giàu đấy thôi'. Nhưng các bạn có bao giờ thử hỏi xem trong những người giàu có đó, liệu họ có cho con mình học tiếng Anh hay không? Hay là họ cũng muốn con họ không học tiếng Anh để sau này giàu như họ?
>> Tiếng Anh giúp tôi từ trai quê thành ông chủ giữa đất Sài Gòn
Tất nhiên, người này giàu hơn người kia có nhiều nguyên nhân, yếu tố. Nhưng tôi tin rằng nếu giỏi tiếng Anh thì một người cụ thể nào đó sẽ có lợi thế, cơ hội hơn rất nhiều so với phiên bản của chính họ mà không biết gì.
Tôi cũng có một người anh họ không giỏi tiếng Anh, không học đại học đến nơi đến chốn (sau này có học liên thông), không phải vì anh không chịu học mà do trước đây không đủ điều kiện để học hành. Tuy hiện giờ anh đã vượt qua hoàn cảnh, tạo dựng tài sản lớn, nhưng chưa bao giờ tự coi thường sự học. Đời ảnh thiếu thứ gì là bù đắp cho đời con thứ đó. Vậy thử hỏi tiếng Anh có quan trọng không?".
Đó là quan điểm của độc giả Quoc Khanh về tầm quan trọng của tiếng Anh trong xã hội hiện đại. Thực tế, các nước gần Việt Nam như Singapore, Malaysia, Philippines, Ấn Độ, lãnh thổ Hong Kong... đều là những nơi người dân thành thạo tiếng Anh ở mức cao. Singapore là trường hợp thành công trong việc sử dụng tiếng Anh làm công cụ vươn ra thế giới, trở thành thành phố toàn cầu, theo đó rất nhiều tập đoàn đa quốc gia chọn Singapore để đặt văn phòng tại khu vực châu Á. Phải chăng đã đến lúc người Việt cần thay đổi suy nghĩ về việc học tiếng Anh để nắm bắt cơ hội phát triển?
- Tiếng Anh giúp tôi tăng lương từ 2 triệu đồng lên 1.000 USD
- Bốn tuần 'câm điếc' tiếng Anh khiến cuộc đời tôi thay đổi
- 20 năm học giỏi Tiếng Anh nhưng ra nước ngoài vẫn bập bẹ
- Luật sư 15 năm kinh nghiệm vẫn thất nghiệp vì kém tiếng Anh
- Không lo thất nghiệp nếu giỏi tiếng Anh
- Mất cơ hội việc làm vì 'giỏi chuyên môn, kém tiếng Anh'
Đăng thảo luận
2024-11-29 17:45:48 · 来自106.85.134.84回复
2024-11-29 17:55:40 · 来自121.77.7.205回复
2024-11-29 18:05:36 · 来自182.87.4.230回复
2024-11-29 18:15:32 · 来自36.61.1.59回复
2024-11-29 18:25:36 · 来自61.234.255.156回复
2024-11-29 18:35:27 · 来自61.232.216.200回复
2024-11-29 18:45:27 · 来自182.80.209.26回复