Đan võng gai là nghề truyền thống của người dân tộc Thổ tại Nghệ An.
Đến nay, nghề vẫn được duy trì, bảo tồn như một giá trị văn hóa đặc sắc, trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương, mang lại thu nhập cho người dân.
Gìn giữ nghề truyền thống
Với mong muốn duy trì và phát triển nghề truyền thống của dân tộc một cách bài bản, từ năm 2021, Chi hội Phụ nữ xóm Long Thọ, xã Giai Xuân (huyện Tân Kỳ) đã thành lập Tổ hợp tác sản xuất võng gai truyền thống.
Đến nay, Tổ đã thu hút hơn 30 hội viên tham gia.Dẫn chúng tôi đến vườn nguyên liệu cây gai, bà Trương Thị Thống, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất võng gai truyền thống cho biết, võng gai Giai Xuân được dệt từ sợi những cây gai do chính người dân địa phương trồng, bảo đảm từ khâu chăm sóc đến thu hoạch, lấy sợi.
Để có chất lượng sợi gai tốt, người dân không thu hoạch khi cây non quá hoặc già quá vì sợi gai sẽ không dai, dễ đứt. Sau đó, sợi cây gai được phơi đủ nắng và bảo quản cẩn thận.
Khi thu hoạch đủ số lượng, Tổ hợp tác bắt đầu công đoạn tết quai võng, chọn loại then, đan võng… Tất cả đều được làm thủ công. Theo bà Thống, võng gai người Thổ có ba loại hoa văn.
Các thành viên Tổ hợp tác sản xuất võng gai truyền thống tại xóm Long Thọ, xã Giai Xuân (Nghệ An) đan võng gai. (Ảnh: Bích Huệ/ TTXVN)Loại phổ biến nhất là đan tính theo sợi 3, sợi 4, sợi 5 có mắt võng thưa hơn để sử dụng hằng ngày và bán ra thị trường. Ngoài ra còn có loại đan bông thang sẽ cầu kỳ, phức tạp hơn, võng có độ rộng, dày và đẹp hơn.
Người dân chỉ đan loại võng này khi có đặt hàng riêng và giá thành cũng cao hơn so với võng gai thông thường.Kỹ thuật phức tạp nhất là chiếc võng cáng quan được đan các mắt dày hơn với những hoa văn cầu kỳ, phức tạp và đẹp hơn.
Loại này đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chỉ những người khéo léo, giỏi nghề mới có thể làm được.
Đăng thảo luận