TPO - Bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo ... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ.

Sáng 24/10, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thay mặt Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Để thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan, lần trình mới nhất này, cơ quan soạn thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung đối tượng tham gia, trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để khắc phục bất cập và đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội;

Dự thảo luật cũng sửa đổi trách nhiệm, phương thức, thời hạn đóng, trách nhiệm lập danh sách đóng bảo hiểm y tế, thời hạn thẻ có giá trị sử dụng; bổ sung hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế.

 Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiểm nghèo 第1张

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan. Ảnh: Như Ý

Đặc biệt, lần sửa đổi này cũng quy định về khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến và không đúng tuyến (thông tuyến) được cập nhật theo cấp chuyên môn kỹ thuật của Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.

Đáng lưu ý, dự thảo đã bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ.

Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội thấy rằng, khoản 3 Điều 22 sửa đổi quy định về “thông cấp khám bệnh, chữa bệnh” theo hướng mở rộng thêm một bước, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Theo đó, quỹ bảo hiểm y tế chi trả như khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định trong trường hợp người bệnh tự đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp cơ bản hoặc cấp chuyên sâu trong trường hợp bệnh nặng, hiểm nghèo; khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và một số cơ sở thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản trên toàn quốc…

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị cần đánh giá tác động thêm đến khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế cũng như tổ chức, hoạt động của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có y tế cơ sở để đưa ra biện pháp bảo đảm thực hiện phù hợp.

 Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiểm nghèo 第2张

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. Ảnh: Như Ý

Bổ sung hình thức cảnh báo, đôn đốc

Cũng theo bà Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban Xã hội đánh giá cao đề xuất của Chính phủ khi bổ sung quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế được điều chuyển giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

“Tuy nhiên, để giải quyết được căn cơ quyền lợi của bệnh nhân bảo hiểm y tế, đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu quy định tại khoản 4 Điều 31 cơ chế thanh toán thông qua bệnh viện hoặc trực tiếp cho người bệnh khi phải tự mua thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế như việc thanh toán chi phí dịch vụ cận lâm sàng quy định tại khoản 5 Điều 31”, bà Nguyễn Thúy Anh nêu.

Về chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế, Ủy ban Xã hội thấy rằng, việc bổ sung quy định làm rõ khái niệm “chậm đóng bảo hiểm y tế”, “trốn đóng bảo hiểm y tế” và cụ thể hóa chế tài xử lý khi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế là cần thiết, song cần có đánh giá tác động kỹ lưỡng và lấy ý kiến rộng rãi đối tượng chịu tác động.

“Việc vận dụng quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội cần được tính toán kỹ và điều chỉnh phù hợp với lĩnh vực bảo hiểm y tế; bên cạnh đó, đề nghị nghiên cứu bổ sung hình thức cảnh báo, đôn đốc, thông tin, nhắc nhở các doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động trước khi áp dụng các biện pháp hành chính, hình sự”, bà Nguyễn Thúy Anh cho hay.

Dự án này sẽ được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại phiên họp tại tổ vào chiều 24/10.

Dự thảo sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 49:

Bắt buộc đóng đủ số tiền chậm đóng, trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm y tế chậm đóng, trốn đóng và số ngày chậm đóng, trốn đóng vào quỹ bảo hiểm y tế; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với hành vi chậm đóng; xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm y tế; không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng”.

 Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiểm nghèo 第3张 Thanh tra vào cuộc vụ nhà trường quên mua bảo hiểm y tế cho học sinh 04/10/2024  Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiểm nghèo 第3张 Học sinh đóng tiền nhưng trường quên mua bảo hiểm y tế, ai chịu trách nhiệm? 27/09/2024  Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiểm nghèo 第5张 Thông tin mới vụ trục lợi bảo hiểm y tế ở Lâm Đồng 10/09/2024 Luân Dũng Xem nhiều

Xã hội

Miễn nhiệm chức Tổng Thư ký Quốc hội với ông Bùi Văn Cường

Xã hội

Ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Xã hội

Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Cuba vượt qua sự cố mất điện diện rộng

Xã hội

Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa

Xã hội

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, miền Trung mưa dữ dội từ chiều tối nay
Tin liên quan  Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiểm nghèo 第6张

Đề xuất sửa Luật Bảo hiểm y tế theo quy trình rút gọn

 Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiểm nghèo 第7张

4 thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1/7

 Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiểm nghèo 第8张

Khởi tố nhóm bác sĩ, điều dưỡng lập hồ sơ khống, trục lợi bảo hiểm y tế

MỚI - NÓNG  Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiểm nghèo 第9张
Tổng thống Mỹ Biden xin lỗi thổ dân da đỏ
Thế giới TPO - Tổng thống Joe Biden xin lỗi về vai trò của Chính phủ Mỹ trong việc điều hành các trường nội trú, nơi ngược đãi trẻ em người da đỏ bản địa trong hơn 150 năm trước đây.  Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiểm nghèo 第10张
Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình nhận thêm nhiệm vụ mới
Xã hội Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình chỉ định đồng chí đại tá Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Công an tỉnh, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025.  Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiểm nghèo 第11张
Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý
Khoa học Những người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.