TP - Theo các chuyên gia, một số thách thức của Việt Nam trong nghiên cứu về lĩnh vực vi mạch bán dẫn là nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu nhỏ lẻ, ngắn hạn; thiếu công cụ phần mềm, máy móc và kinh phí để chế tạo thử nghiệm cùng đó là các cơ chế phối hợp giữa bộ, ngành, địa phương, trường học để thực hiện việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực mới này.

Tại hội thảo “Định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”, do Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức mới đây, PGS.TS. Trương Việt Anh, Trưởng ban Khoa học - Công nghệ, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, hiện có 4 công ty có vốn nước ngoài (FDI) đầu tư vào sản xuất bán dẫn ở Việt Nam. Nhân lực cần thiết để vận hành nhà máy sản xuất bán dẫn ở Việt Nam cần khoảng 10 nghìn kĩ sư/năm.

 Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 3: Cần xác định bước đi vững chắc 第1张

Sinh viên trong giờ nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Hà Nội

Từ thực tế này, theo ông Việt Anh, ĐH Bách khoa Hà Nội định hướng tập trung đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu công nghệ lõi phục vụ xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, nghiên cứu phát triển thành công và nội địa hóa thiết kế, chế tạo một số IC và Chip bán dẫn ứng dụng trong các hệ thống thông minh, phát triển nội địa hóa sản phẩm trong công nghiệp bán dẫn trong nước. Tuy vậy, có nhiều thách thức khó khăn đặt ra. Đó là cơ sở vật chất (phần mềm, máy móc) đắt tiền, cần đầu tư lớn; nhân lực thiếu; nhu cầu thị trường thay đổi theo chu kì ngắn và nhanh.

“Về nghiên cứu phát triển, hiện Intel chưa mở trung tâm R&D, chỉ có hai tập đoàn lớn của Hàn Quốc là Samsung và LG. Các công ty thiết kế chip ở nước ngoài đóng tại Việt Nam khoảng hơn 20 công ty chủ yếu là outsourcing”. TS. Vũ Quang Hùng, Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

Ở góc nhìn đào tạo, GS. TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, thế giới hiện chia thành 4 loại doanh nghiệp liên quan đến công nghiệp vi mạch bán dẫn. Từng loại doanh nghiệp sẽ có nhu cầu tuyển dụng khác nhau.

“Nhìn vào bức tranh này, so sánh với đào tạo ĐH của Việt Nam cơ bản đáp ứng số lượng. Các doanh nghiệp sẽ phân bổ cơ cấu trình độ nhân lực như thế nào. Tỉ lệ ĐH của Việt Nam cao, còn tiến sĩ, thạc sĩ thấp. Nhưng nếu muốn đi xa phải tập trung tâm đào tạo nhân lực sau ĐH. Đây mới là thách thức nhân lực của Việt Nam vì trình độ sau ĐH đuối hơn so với yêu cầu, cả chất lượng, số lượng. Thiếu hụt động lực học tập của người dân”, ông Trình nói.

Ông Vũ Ngọc Hùng, giảng viên cao cấp, ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng để phát triển được ngành công nghệ bán dẫn cần có cam kết chính sách lâu dài để có đầu tư xác đáng. “Việt Nam muốn làm chủ phải nắm được công nghệ nguồn. Chúng ta đi sau nên làm phù hợp với năng lực. Không nên quá đi sâu vào công nghệ tiên tiến mà nên phát triển phù hợp với điều kiện”, ông Hùng nêu quan điểm.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Hồng Thái cho hay, nếu chỉ dựa vào các doanh nghiệp FDI thì Việt Nam không bao giờ làm chủ được công nghệ. Nhưng FDI rất quan trọng với Việt Nam. Từng bước đi cùng họ, học họ để làm chủ đầu tư. Đồng thời nhìn nhận hiện đang thiếu cơ chế chính sách; chưa có hệ sinh thái phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Theo ông Thái, thời gian tới, Bộ KHCN sẽ có hỗ trợ nghiên cứu trong ngành vi mạch bán dẫn như ưu tiên cử người ra nước ngoài học tập, hình thành các nhóm nghiên cứu mũi nhọn, hỗ trợ đầu tư các phòng thí nghiệm.

Làm rõ thách thức trước khi đầu tư

Về phát triển ngành bán dẫn, chia sẻ tại tọa đàm mới đây về phát triển ngành bán dẫn, TS. Vũ Quang Hùng, Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương cho rằng, để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thì đòi hỏi rất nhiều công đoạn phức tạp, đầu tư lớn và trình độ nguồn nhân lực rất cao, đặc biệt là trong khâu thiết kế. Trong ngành công nghiệp bán dẫn, quy trình sản xuất gồm 3 khâu chính: Thiết kế, sản xuất và đóng gói/kiểm tra. Việt Nam đã tham gia ngành công nghiệp bán dẫn từ rất lâu rồi, nhưng chỉ tham gia được ở khâu đóng gói/kiểm tra cho một số nhà sản xuất chíp như Intel.

“Chíp bán dẫn có rất nhiều chủng loại, tính năng và độ phức tạp khác nhau, Việt Nam chỉ mới đáp ứng được trong khâu đóng gói các loại chíp đơn giản. Vì vậy cần làm rõ các thách thức trước khi xác định đầu tư”, ông Hùng cho hay.

Đại diện Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương cho biết, hiện nay, Việt Nam đang tham gia vào khâu đóng gói chip chiếm 6%, trong khi thiết kế 53%, sản xuất chiếm 24% giá trị hàng hóa. Việt Nam, với đại diện chính là nhà máy Intel tại TPHCM, hiện chỉ tham gia ở khâu cuối cùng trước khi chip được đưa ra thị trường. Intel với thị phần toàn cầu về CPU chiếm 70%, trong đó, 1/3 số CPU là đóng gói tại Việt Nam. Tuy nhiên, với công nghệ đóng gói chip 3D tiên tiến nhất của Intel lại không được đóng gói ở Việt Nam vì chỉ số về đóng gói chip ở Đông Nam Á thì Việt Nam đứng thứ 5: Malaysia, Singapore, Thailand, Philippines, Vietnam, Indonesia, Lao, Cambodia.

 Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 3: Cần xác định bước đi vững chắc 第2张 Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 1: Thách thức và cơ hội 30/09/2024  Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 3: Cần xác định bước đi vững chắc 第3张 Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 2: Khi các trường đại học nhập cuộc 01/10/2024 Nghiêm Huê - Thục Quyên Xem nhiều

Giáo dục

Kỷ luật một giáo viên uống rượu trong giờ hành chính

Giáo dục

Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin về clip 'hành vi không chuẩn mực của cô giáo'

Giáo dục

Bộ Giáo dục lấy ý kiến bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10

Giáo dục

Công ty du học ngang nhiên hoạt động bất chấp giấy phép hết hạn

Giáo dục

Ngành giáo dục TPHCM lên tiếng việc xóa bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh
Tin liên quan  Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 3: Cần xác định bước đi vững chắc 第4张

TPHCM muốn đẩy mạnh phát triển ngành vi mạch bán dẫn

 Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 3: Cần xác định bước đi vững chắc 第5张

Đà Nẵng cần ít nhất 5.000 nhân lực chất lượng cao về vi mạch bán dẫn

 Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 3: Cần xác định bước đi vững chắc 第6张

Học phí ngành vi mạch, bán dẫn thế nào?

 Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 3: Cần xác định bước đi vững chắc 第7张

Những trường đại học tuyển sinh ngành Vi mạch bán dẫn năm 2024

 Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 3: Cần xác định bước đi vững chắc 第8张

Đổ xô mở ngành thiết kế vi mạch – bán dẫn: Lo ngại chất lượng đầu ra

MỚI - NÓNG  Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 3: Cần xác định bước đi vững chắc 第9张
Anh Đỗ Minh Sang tái đắc cử Chủ tịch Hội LHTN tỉnh An Giang
Giới trẻ TPO - Sáng 4/10, Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh An Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 – 2029 diễn ra phiên trọng thể. Đại hội đã hiệp thương chọn cử 37 anh, chị vào Ủy ban Hội khoá mới, anh Đỗ Minh Sang – Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN tỉnh An Giang khóa VIII tái đắc cử Chủ tịch Hội nhiệm kỳ mới.  Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 3: Cần xác định bước đi vững chắc 第10张
Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về công tác cán bộ
Xã hội Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình điều động, bổ nhiệm ông Lưu Văn Hiền, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.  Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn - Bài 3: Cần xác định bước đi vững chắc 第11张
Giá vàng 'diễn biến lạ' giữa căng thẳng Trung Đông
Kinh tế TPO - Giá vàng ổn định trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông. Các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về đợt cắt giảm lãi suất lớn khác từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).