Tắt sóng hoàn toàn 2G tại Việt Nam mang lại lợi ích gì? 第1张 Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Viettel Store) Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link

Trên thế giới trong những năm gần đây số lượng các nhà khai thác dừng công nghệ 2G tăng lên đáng kể và tất cả các nước đều lên kế hoạch dừng cả 2 công nghệ này vào năm 2030 theo báo cáo của GSA.

Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2024, theo thông tin thu thập được, có khoảng 37 quốc gia đã tắt hoàn toàn mạng 2G. Trong đó, Châu Mỹ có 25 quốc gia; châu Á có 7 quốc gia; Châu Âu có 4 quốc gia, Châu Đại Dương có 1 quốc gia; Châu Phi chưa có quốc gia nào tắt hoàn toàn mạng 2G.

Công nghệ 2G đã 30 tuổi và 3G gần 20 năm tuổi hiện là những công nghệ lỗi thời và mạng cần được hiện đại hóa. Công nghệ 4G, 5G và sắp tới là 6G là sự phát triển tiếp theo của mạng di động và cung cấp các tùy chọn tối ưu hóa bao gồm tốc độ nhanh hơn, dung lượng lớn hơn và hiệu quả hoạt động.

Sẽ chính thức dừng hệ thống 2G tại Việt Nam trong năm 2026

Với xu hướng trên thế giới và thực tế triển khai mạng và sự phát triển dịch vụ, tại Việt Nam cả 2 công nghệ 2G và 3G đều đã được xây dựng kế hoạch dừng. Với 2G sẽ thực hiện theo 2 giai đoạn 2024 và 2026 còn 3G thì 2028.

Qua nhiều cuộc họp, lấy ý kiến các doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định công nghệ 2G, 3G đều là công nghệ cũ. Tuy nhiên, 2G là công nghệ cũ hơn, hầu hết thiết bị mạng 2G của các doanh nghiệp di động đã hết khấu hao, đa phần là các thiết bị lỗi thời, tiêu hao năng lượng lớn, hiệu suất sử dụng tần số không cao, một số thiết bị không còn nguồn cung ứng để thay thế, sửa chữa. Do vậy, chủ trương dừng công nghệ 2G đã được đồng thuận và thể hiện tại thông tư quy hoạch băng tần 900 MHz.

 Tắt sóng hoàn toàn 2G tại Việt Nam mang lại lợi ích gì? 第2张 Tắt sóng hoàn toàn 2G tại Việt Nam mang lại lợi ích gì? 第2张

Những giải pháp của Cục Viễn thông để tắt sóng 2G và phát triển mạng 5G

Ông Nguyễn Phong Nhã – Phó Cục trưởng Cục Viễn thông đã chia sẻ những giải pháp của Cục để tiến tới tắt hoàn toàn sóng 2G và phát triển mạng 5G tại Việt Nam.