(NLĐO) - Bảo tàng Quân đoàn 4 đã trở thành một trung tâm văn hóa phục vụ bộ đội và nhân dân trên địa bàn, là địa chỉ đỏ trong công tác giáo dục truyền thống
Những ngày tháng 8 lịch sử, trong các chuyến về nguồn, nhiều đoàn khách đã tìm tới Bảo tàng Quân đoàn 4 ở TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương để tham quan, được nhìn tận mắt và nghe giới thiệu về các trận đánh của quân và dân ta, về những giá trị lịch sử, văn hóa đang được lưu giữ tại đây.
Mới đây, Hội đồng hương xã Phong Hóa (tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức chuyến tham quan, dâng hương kết hợp khen thưởng cho các em học sinh có thành tích xuất sắc tại Bảo tàng Quân đoàn 4
Dẫn chúng tôi đi tham quan bảo tàng, thiếu tá Đinh Thị Ngọc, công tác tại Bảo tàng Quân đoàn 4, cho biết nơi đây còn gọi là Bảo tàng Binh đoàn Cửu Long, được thành lập ngày 13-7-1995, là bảo tàng hạng II trong hệ thống Bảo tàng Quốc gia, là một thiết chế văn hóa trong quân đội, nơi lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử quân sự.
Từ khi hình thành, bảo tàng đã trở thành một trung tâm văn hóa phục vụ bộ đội và nhân dân trên địa bàn; là địa chỉ đỏ trong công tác giáo dục truyền thống.
Thiếu tá Đinh Thị Ngọc giới thiệu về lịch sử hình thành Bảo tàng Quân đoàn 4
Du khách tham quan Bảo tàng Quân đoàn 4
Bảo tàng có 2 khu trưng bày, trong đó khu trưng bày cố định trong bảo tàng có diện tích 2.370m2 và trưng bày ngoài trời có diện tích hơn 1.300m2. Bên cạnh đó, nơi đây còn có nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ của quân đoàn, rộng khoảng 1,2ha.
Du khách và các em học sinh tham quan bên trong bảo tàng- nơi lưu giữ kỷ vật chiến tranh
Ở tầng 1 và tầng 2, Bảo tàng Quân đoàn 4 còn trưng bày nhiều hình ảnh, hiện vật giới thiệu về các trận đánh lịch sử và những đơn vị chủ lực của ta trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. Những hình ảnh, hiện vật đối lập giữa 2 tuyến (ta và địch) được trưng bày ở đây đã giúp người xem có thể hình dung, so sánh về tương quan lực lượng giữa ta và địch.
CLIP: Thiếu tá Đinh Thị Ngọc nói về Nhà bia tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Quân đoàn 4 ghi danh hơn 44.000 liệt sĩ
Nhà bia tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ Quân đoàn 4 ghi danh hơn 44.000 liệt sĩ là cán bộ, chiến sĩ của Quân đoàn 4 đã ngã xuống trên các chiến trường trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia. Trong đó, có không ít cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 49 năm trước.
Thiếu tá Đinh Thị Ngọc, cho biết Bảo tàng Quân đoàn 4 luôn mở rộng cửa chào đón các đoàn đến tham quan, tổ chức các hoạt động dã ngoại, về nguồn
Đến với Bảo tàng Quân đoàn 4, khách tham quan còn được tìm hiểu về Quân đoàn 4 từ những ngày đầu mới thành lập, đến những trận đánh lớn mà quân đoàn đã tham gia, như: Chiến dịch Phước Long; giải phóng Dầu Tiếng - Chơn Thành (đường 13); Định Quán - Lâm Đồng (đường 20); chiến dịch Xuân Lộc.
Đăng thảo luận