Tổng hợp kết quả khảo sát gần 30.600 doanh nghiệp, cơ quan thống kê cho biết, gần một nửa số doanh nghiệp cho biết tình hình kinh doanh quý III giữ ổn định. 23,5% doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn vẫn lấn át, với hơn 28%. Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo lạc quan nhất, hơn 33% nhận định đơn đặt hàng mới tăng.
“Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là ngành công nghiệp trong 2 tháng đầu của quý tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Các chính sách pháp luật được thực thi kịp thời và hiệu quả. Đặc biệt là không xảy ra tình trạng thiếu điện phục vụ cho sản xuất kinh doanh”, Tổng cục Thống kê nhận định.
Nhiều doanh nghiệp tại các địa phương có bão đi qua bị gián đoạn sản xuất, kinh doanh. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.
Những ngày đầu tháng 9, bão số 3, bão số 4 và hoàn lưu bão đã gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Nhiều doanh nghiệp tại các địa phương có bão đi qua bị gián đoạn sản xuất, kinh doanh; một số phải dừng hoạt động để khắc phục thiệt hại sau bão. Kết quả khảo sát quý III cho thấy, có tới 23,5% doanh nghiệp gặp khó khăn do thời tiết không thuận lợi (cao hơn 11,9% so với quý trước).
Nhìn vào kết quả tăng trưởng quý III, bà Phí Thị Hương Nga - Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng, Tổng cục Thống kê - nhận định, thiệt hại trong nông nghiệp là lớn nhất. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, mức độ ảnh hưởng không nặng nề như đối với lĩnh vực nông nghiệp.
“Bão gây ảnh hưởng chủ yếu tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và ảnh hưởng nhiều tới nhóm ngành khai thác than và quặng. Việc gián đoạn sản xuất chủ yếu để doanh nghiệp khắc phục thiệt hại sau bão”, bà Nga nói.
Bên cạnh thời tiết không thuận lợi, doanh nghiệp phản ánh, gặp khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra. Nhu cầu thị trường trong nước thấp, tính cạnh tranh của hàng trong nước cao là 2 yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất.
Trong quý cuối năm, vấn đề được nhiều doanh nghiệp kiến nghị hỗ trợ là giảm lãi suất cho vay. Dữ liệu: Tổng cục Thống kê.
Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong quý IV, kiến nghị được gửi nhiều nhất tới cơ quan thống kê xoay quanh vấn đề lãi suất.
“Mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp là giảm lãi suất cho vay, với tỷ lệ 43,7% doanh nghiệp kiến nghị”, Tổng cục Thống kê cho biết và thông tin việc bình ổn giá nguyên, nhiên, vật liệu; chính sách thuế, phí, lệ phí; điều kiện và thủ tục vay vốn; thủ tục hành chính… được doanh nghiệp đề cập khi tham gia khảo sát.
Về thị trường đầu ra, doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục có biện pháp kích cầu trong nước; tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm. Theo khảo sát, cứ 5 doanh nghiệp thì có 1 đơn vị mong muốn tham gia sâu vào chuỗi sản xuất, cung ứng.
GDP tăng vượt mọi dự báo thiệt hại bão số 3 06/10/2024 Đề xuất giảm tiền thuê đất tại 26 tỉnh thành 02/10/2024 Bất ngờ dự báo của ADB về tăng trưởng GDP Việt Nam sau bão 25/09/2024Kinh tế
Phó Thủ tướng làm việc với 5 tỉnh, thành miền Trung về vốn đầu tư công
Kinh tế
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát huy tinh thần dân tộc, lòng yêu nước
Kinh tế
Giá vàng nhẫn bật tăng trở lại
Kinh tế
Chi tiết số tiền người dùng phải trả mỗi tháng khi tăng giá điện
Kinh tế
Đăng thảo luận