Rùa lên bãi biển Nhơn Hải đẻ trứng. Ảnh: Vivu Nhơn Hải
Thông tin với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Nam - Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết, nhiều khả năng đây chính là cá thể rùa đã lên bãi đẻ trứng trước đó (đêm 21/5).
Theo đó, ngay khi nhận được tin báo của người dân, thành viên trong Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải đã có mặt để bảo vệ rùa đẻ trứng và tiến hành di dời ổ trứng đến khu vực khoanh vùng để ấp nở, bảo vệ.
Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết, lần này, rùa mẹ đẻ được 102 trứng. Để thuận lợi cho việc theo dõi, bảo vệ, địa phương đã tiến hành bấm thẻ lên cá thể rùa này.
Theo lãnh đạo xã Nhơn Hải, nhiều khả năng đây chính là cá thể rùa đã lên bãi đẻ trứng trước đó. Ảnh: Vivu Nhơn Hải
Trao đổi với Tiền Phong, ông Chu Thế Cường, cán bộ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN - cho biết, các loài rùa biển có đặc tính di cư, sống lâu năm, phát triển chậm và đạt đến tuổi trưởng muộn. Khi rùa biển đạt đến độ tuổi sinh sản rùa biển sẽ di cư về khu vực nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng. Khoảng cách từ nơi chúng sinh sống đến các bãi đẻ có thể lên đến hàng nghìn cây số. Tại đây chúng sẽ bò lên bờ, đào tổ và đẻ trứng. Mỗi mùa sinh sản rùa biển thường đẻ từ 3 đến 5 ổ trứng, với số lượng trứng mỗi ổ trung bình là khoảng 100 - 110 quả. Sau mỗi 2 tuần rùa mẹ sẽ lên đẻ một lần và ổ trứng sẽ được ấp trong vòng 8 tuần.
Theo ông Cường, khu vực bãi biển xã Nhơn Hải (bao gồm cả bãi Hải Giang và Hòn Khô) đã được xác định là bãi đẻ của loài Vích (Rùa xanh) từ rất lâu. Tuy số lượng lên bờ đẻ trứng không nhiều nhưng đây là một trong những bãi đẻ nằm tại đất liền hiếm hoi còn sót lại, bên cạnh bãi đẻ tại Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận). Do đó, việc duy trì và bảo vệ bãi đẻ tại khu vực này là rất cần thiết.
Người dân hỗ trợ đào cát, tạo luồng đi để rùa mẹ quay về biển sau khi đẻ xong. Ảnh: Vivu Nhơn Hải
Qua đây, cán bộ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN cũng khuyến cáo người dân hãy để rùa biển lên đẻ một cách tự nhiên, không tự ý can thiệp vào quá trình đào tổ và đẻ trứng của rùa biển, không tác động đến rùa mẹ về cả ánh sáng (soi đèn pin) hoặc cơ học (lật, kéo, leo trèo, giữ rùa mẹ).
Đặc biệt, khi quan sát rùa mẹ hãy giữ khoảng cách vừa đủ, không đứng trước mặt rùa mẹ vì như vậy có thể làm rùa mẹ bị nhiễu động và không tiếp tục lên đẻ.
Trước đó, như Tiền Phong đưa tin, đêm 21/5, một cá thể rùa lên bãi biển Nhơn Hải đẻ được 103 trứng, sau đó rùa mẹ quay trở lại biển.
Theo anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng (39 tuổi), thành viên trong Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải, do rùa đẻ gần sát mép nước và mùa này có triều cường dâng cao nên ổ trứng có nguy cơ bị sóng biển đánh trôi, nên sau đó tiến hành di dời đến nơi an toàn để bảo vệ. Đây cũng chính rùa mẹ đầu tiên trong năm nay lên bãi đẻ trứng.
Anh Sáng cho hay, thông thường từ tháng 5 đến cuối tháng 9 là thời điểm rùa lên bãi tìm nơi làm ổ trứng đẻ trứng, chủ yếu là loại Rùa xanh (còn gọi là Vích), ngư dân địa phương gọi là “Đú”.
Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải Nguyễn Ngọc Nam - cho biết, hiện nay ý thức người dân rất tốt, khi phát hiện rùa lên bãi đẻ trứng thì lập tức báo cho chính quyền để xuống bảo vệ. Địa phương cũng khoanh vùng bãi đẻ cho rùa tại mũi Cồn thuộc thôn Hải Đông với diện tích khoảng 1.000 m2.
Tận mắt xem rùa đẻ hơn 100 trứng ở bãi biển Quy Nhơn 22/05/2024 Rùa xanh nặng gần 100kg từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng 24/04/2024 Thăm nơi rùa biển làm tổ đẻ trứng nhiều nhất Việt Nam 23/03/2022Khoa học
Hoàn toàn bất ngờ về loại gỗ mới được phát hiện
Khoa học
'Siêu vi khuẩn' sẽ giết chết hàng chục triệu người vào năm 2050
Khoa học
Công nghệ AI và sức mạnh từ chip AMD trong HP ProBook 405 series G11
Khoa học
Nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ tại các trường đại học: Doanh thu còn thấp
Khoa học
Đăng thảo luận