Theo Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI), thời gian qua nhiều doanh nghiệp FDI đã vào đầu tư rất lớn trong nhiều lĩnh vực của Việt Nam như ô tô, xe máy, điện tử, công nghệ cao….
Theo VAMI, đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc đặt chân vào chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, trước mắt, các doanh nghiệp trong ngành phải tập trung giải quyết những vướng mắc như trình độ cơ khí chế tạo, nhất là cơ khí chính xác - trụ cột của sản xuất công nghiệp vẫn lạc hậu so với nhiều nước.
Việc hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến công nghệ, bắt kịp xu hướng, nâng cao trình độ lao động, chất lượng hạ tầng để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu cũng là những thách thức mà doanh nghiệp cơ khí đang phải đối mặt. Cùng với đó là việc nâng cao hiệu suất hoạt động, gia tăng giá trị, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp để có thể ứng phó với áp lực cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp thuộc các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp cơ khí cũng như công nghiệp hỗ trợ cơ khí nói riêng, theo PGS TS Nguyễn Chỉ Sáng, Chủ tịch VAMI, Chính phủ cần thúc đẩy phát triển những sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh, những sản phẩm cơ khí lớn. Cùng đó, Chính phủ cần có chương trình hỗ trợ đầu ra bằng cách kết nối với người mua tiềm năng của mỗi ngành. Bên cạnh đó, cần ưu đãi cho công ty công nghiệp hỗ trợ cỡ vừa hiện nay mở rộng đầu tư sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về tài chính…
Đặc biệt, theo ông Sáng, cơ khí là ngành hàng cần được Nhà nước đưa vào diện được hưởng những chính sách ưu đãi nhất định bởi phát triển ngành cơ khí là phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các ngành kinh tế, công nghiệp, dịch vụ khác chứ không chỉ làm một số chi tiết, bộ phận của các máy, dây chuyền công nghệ.
Xem nhiềuKinh tế
Chủ tịch TPHCM kêu gọi người dân đóng góp làm dự án hàng trăm tỷ USD
Kinh tế
Giá xăng giảm mạnh từ 15h chiều nay
Kinh tế
Honda Việt Nam trao tặng hơn 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp một
Kinh tế
Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh
Kinh tế
Đăng thảo luận