Ngày 10/9, thông tin từ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết, qua khảo sát người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 về việc di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1, khoảng 900 lao động cho biết, sẽ không đi theo doanh nghiệp đến nơi làm việc mới khi Khu công nghiệp Biên Hòa 1 di dời. Phần lớn đây là những lao động lớn tuổi, có gia đình sinh sống ổn định tại thành phố Biên Hòa.
Hiện trạng một phần KCN Biên Hòa 1
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt Đề án Di dời KCN Biên Hòa 1 để chuyển đổi thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ ven sông Đồng Nai.
Theo đề án, có 76 doanh nghiệp với hơn 21 nghìn lao động đang hoạt động tại KCN Biên Hòa 1 sẽ di dời. Trong đó, lao động làm trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên 6 nghìn người và làm việc tại các doanh nghiệp trong nước trên 15 nghìn người, độ tuổi của người lao động từ 30 tuổi trở lên.
Đề án cũng xác định, người lao động sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại, chỗ ở khi nhà máy di dời. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tuyển dụng, đào tạo người lao động mới; các doanh nghiệp cũng tăng thêm chi phí hỗ trợ nhà ở, đi lại mới có thể giữ chân người lao động tiếp tục làm việc.
Để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp khi di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai dự trù kinh phí 1.270 tỷ đồng để hỗ trợ đời sống người lao động, đào tạo nguồn nhân lực và ổn định sản xuất của doanh nghiệp.
Đề xuất chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa 2 01/04/2024 Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành Trung tâm hành chính và khu đô thị 16/03/2023Kinh tế
Thống nhất nghỉ Tết 9 ngày, vì sao nhiều nơi kéo dài 11 hôm?
Kinh tế
Giá vàng nhẫn mỗi ngày một kỷ lục mới
Kinh tế
Rao bán tòa nhà Landmark 72 cao 'chọc trời' Hà Nội
Kinh tế
Vụ việc nào bị kiểm toán chuyển sang cơ quan cảnh sát điều tra?
Xã hội
Đăng thảo luận