(NLĐO) - Các nhà khoa học Úc cho biết họ đã "thực sự bối rối" vì điều vừa tìm thấy ở hành tinh được NASA cho là từng rất giống Trái Đất.
"Nghiên cứu này thách thức hiểu biết của chúng ta về cách các hành tinh tiến hóa" - nhà khoa học địa chất Fabio Capitanio của Đại học Monash (Úc) nói với Live Science.
Khu vực Ishtar Terra của hành tinh gần Trái Đất nhất, nơi các nhà khoa học tìm thấy điều gây bối rối - Ảnh: NASA
Các kết quả nghiên cứu vừa được TS Capitanio và các cộng sự công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience cho biết các khối đá cổ nhất của Sao Kim có thể được hình thành thông qua các quá trình rất giống với quá trình tạo ra các lục địa đầu tiên của Trái Đất.
"Chúng tôi không ngờ rằng sao Kim, với nhiệt độ bề mặt thiêu đốt 460 °C và không có kiến tạo mảng, lại sở hữu các đặc điểm địa chất phức tạp như vậy" - TS Capitanio tiếp lời.
Vỏ Trái Đất của chúng ta khá phức tạp so với các hành tinh khác. Nó không liền mạch mà bị tách thành nhiều mảnh, gọi là mảng kiến tạo.
Các mảnh vỏ này nằm lỏng lẻo trên bề mặt, có thể cọ xát vào nhau, trượt xuống bên dưới nhau, cõng theo các mảng lục địa và đại dương bên trên liên tục dịch chuyển.
Đó là lý do các lục địa và đại dương trong lịch sử địa cầu đã nhiều lần thay hình đổi dạng, hợp thành siêu lục địa - siêu đại dương rồi lại tan rã.
Các phần lâu đời nhất của lớp vỏ lục địa Trái Đất là các vùng được gọi là "nền cổ", tức những vùng mà đá già, đặc và cứng hơn trong các mảng kiến tạo cõng lục địa.
Đăng thảo luận