TPO - Theo phản ánh của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương (Hà Nội), trong mùa đông này, bệnh viện chỉ bật bình nóng lạnh trong thời gian rất ngắn, không đủ nước nóng sinh hoạt.

Những ngày qua, tại Hà Nội, không khí lạnh lan rộng, trời rét, có mưa. Nền nhiệt giảm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Thế nhưng, theo phản ánh của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, đối với phòng bệnh nội trú (phòng thường), bệnh viện sẽ quản lý giờ bật bình nóng lạnh, thời gian bật rất ít trong ngày. Việc hạn chế thời gian bật nóng lạnh trong mùa đông khiến việc sinh hoạt và điều trị của bệnh nhân tại đây khá bất tiện.

Ngày 11/1, theo khảo sát thực tế của phóng viên báo Tiền Phong, tại tòa nhà Điều trị đa khoa chất lượng cao, các phòng nội trú thường của Khoa Châm cứu Dưỡng sinh, Khoa Lão,… bệnh nhân và người nhà họ không thể tự bật bình nóng lạnh tại phòng. Vào lúc 15h52, bình nóng lạnh treo trong nhà vệ sinh không sáng đèn và chưa có nước nóng.

Theo các bệnh nhân, vào cuối mỗi buổi chiều, bệnh viện sẽ điều chỉnh hệ thống, cho bật đồng loạt bình nóng lạnh các phòng trong thời gian rất ngắn. Nhiều bệnh nhân không nắm được chính xác khung giờ bật, tắt bình nóng lạnh nên rất bị động trong sinh hoạt.

 Bệnh nhân viện Y học cổ truyền Trung ương phản ánh không đủ nước nóng sinh hoạt 第1张

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương (Hà Nội).

Trong một căn phòng có 8 giường bệnh, khoảng 13 người (cả người nhà bệnh nhân), bà T. đang bóp tay cho chồng là ông A. (bệnh nhân điều trị nội trú) chia sẻ: “Chồng tôi đang nằm phòng thường đơn giá 200.000 đồng/ngày, phòng không được lắp đặt hệ thống bật bình nóng lạnh riêng. Bệnh viện chỉ bật cho một tí buổi chiều thôi. Nếu muốn được bật thoải mái thì phải chuyển sang phòng tự nguyện giá từ 500.000 - 1.000.000 đồng/ngày”.

Tiếp lời, ông A. cho hay: “Mình phải biết giờ bệnh viện bật nóng lạnh mà tranh thủ tắm, sinh hoạt. Tuy nhiên, buổi chiều họ chỉ bật trong vòng khoảng 1 tiếng rồi tắt luôn. Thời tiết lạnh thế này, cần phải có nước nóng nhiều hơn nữa”.

Tại phòng bệnh khác, một nữ bệnh nhân than thở: “Bình nóng lạnh bật sớm, hết sớm, dùng không nhanh là hết nước nóng. Mỗi bệnh nhân thường có thêm một người nhà chăm nữa, nhiều người tắm quá thì mình phải chờ sang chiều mai”.

 Bệnh nhân viện Y học cổ truyền Trung ương phản ánh không đủ nước nóng sinh hoạt 第2张

Bệnh nhân than thở vì thiếu nước nóng sinh hoạt.

Mẹ chị H., bị đột quỵ vì trời lạnh nên đã lựa chọn Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương để điều trị bằng phương pháp châm cứu. Chị H. và mẹ thường thức dậy vào khoảng 6h sáng, tuy nhiên thường xuyên phải vệ sinh cá nhân bằng nước lạnh. “Tôi thấy có sáng thì có nước nóng, có sáng lại không. Thời tiết Hà Nội những ngày gần đây mưa, lạnh. Tôi mong muốn bệnh viện sẽ điều chỉnh lại thời gian bật bình nóng lạnh sao cho phù hợp”, chị H. bày tỏ.

Nhiều bệnh nhân tại đây cũng cho biết thêm, việc thiếu nước nóng sinh hoạt khiến nhiều người phải lấy nước nóng tại cây nước uống phía trước phòng bệnh. Sau đó, bệnh viện đã dán giấy cảnh báo “Không dùng chậu, phích lấy ở cây nước”.

 Bệnh nhân viện Y học cổ truyền Trung ương phản ánh không đủ nước nóng sinh hoạt 第3张

Người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt vào những ngày giá rét.

Sau khi phóng viên phản ánh thông tin tới Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, ngày 22/1, Thạc sỹ Hoàng Hồng Hạnh - Trưởng phòng Công tác Xã hội của bệnh viện thông tin: Bệnh viện luôn tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Buồng bệnh tại các khoa lâm sàng có lắp đặt nhiệt kế đo nhiệt độ trong phòng để nhân viên y tế kịp thời điều chỉnh, đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Cùng với đó, bệnh viện trang bị các cây nước nóng lạnh với 3 cấp độ được bật 24/24h. Đặc biệt, luôn đảm bảo nước nóng cho bệnh nhân về mùa lạnh nhưng trong quá trình hoạt động có thể có những bình nước nóng bị trục trặc. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương sẽ điều chỉnh kịp thời.

Chiều ngày 22/1, theo khảo sát của phóng viên, các bệnh nhân cho biết đã nhận được thông báo điều chỉnh khung giờ bật nóng lạnh của bệnh viện. “Sáng nay đã có nhân viên y tế tới phòng thông báo giờ bật bình nóng lạnh, buổi sáng sẽ bật từ 5h – 7h; buổi chiều từ 15h – 19h. Như vậy là đã tăng giờ lên, thoải mái sinh hoạt rồi”, một bệnh nhân vui mừng chia sẻ.

Nguyễn Hải Xem nhiều

Bạn đọc

Cả trăm người đến hỗ trợ, 'giải cứu' chủ trang trại có 9.000 con gà chết ngạt

Bạn đọc

Cô gái trẻ bất ngờ khi CSGT liên hệ trao trả túi xách đánh rơi trên đường

Bạn đọc

Ấm lòng những 'chuyến xe 0 đồng Khánh Hòa' cho bệnh nhân nghèo

Bạn đọc

Kỳ lạ chuyện bán đất nghĩa trang trên giấy

Bạn đọc

Công ty nước sạch Hà Đông nói gì về hóa đơn tiền nước tăng hơn 10 lần?
Tin liên quan  Bệnh nhân viện Y học cổ truyền Trung ương phản ánh không đủ nước nóng sinh hoạt 第4张

Bác sĩ Bệnh viện Tâm Anh tham gia can thiệp tim tại Hội nghị Tim mạch quốc tế

 Bệnh nhân viện Y học cổ truyền Trung ương phản ánh không đủ nước nóng sinh hoạt 第5张

Bệnh viện ĐH Y Dược Buôn Ma Thuột tiên phong ứng dụng 25 kỹ thuật cao trong điều trị

MỚI - NÓNG  Bệnh nhân viện Y học cổ truyền Trung ương phản ánh không đủ nước nóng sinh hoạt 第6张
Xe khách tông xe container trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, 1 người chết, 12 người bị thương
Xã hội TPO - Sáng nay, chiếc xe khách Thuận Thảo chạy trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết theo hướng từ Bắc vào Nam, khi đến Km227+800 đoạn qua xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã tông vào đuôi xe container khiến 1 người chết, 12 người bị thương.  Bệnh nhân viện Y học cổ truyền Trung ương phản ánh không đủ nước nóng sinh hoạt 第7张
Vàng SJC bất ngờ tăng mạnh
Kinh tế TPO - Chỉ trong vài tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng miếng SJC tăng mạnh 1,5 triệu đồng/lượng lên mốc 83,5 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn cũng tiến sát mốc 82 triệu đồng/lượng.  Bệnh nhân viện Y học cổ truyền Trung ương phản ánh không đủ nước nóng sinh hoạt 第8张
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên xin thôi việc theo nguyện vọng cá nhân
Xã hội TPO - Bà Nguyễn Thị Mộng Ngọc - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên, đã được UBND tỉnh Phú Yên cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.